Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Tình báo Anh, Mỹ nghe lén IS bàn vụ gài bom ở phi cơ Nga'

Tình báo Mỹ và Anh sử dụng vệ tinh để nghe lén các cuộc hội thoại của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria, Ai Cập và phát hiện "có người đặt bom trên phi cơ Nga".

Hiện trường vụ tai nạn của phi cơ Nga. Ảnh: Sputnik
Hiện trường vụ tai nạn của phi cơ Nga. Ảnh: Sputnik
Hiện trường vụ tai nạn của phi cơ Nga. Ảnh: Sputnik
Hiện trường vụ tai nạn của phi cơ Nga. Ảnh: Sputnik

"Sau khi phân tích nội dung của các tin nhắn thu được, các nhà phân tích khẳng định một hành khách hoặc nhân viên mặt đất đã đưa quả bom lên máy bay", The Times đưa tin.

Các điệp viên Anh đã thẩm vấn những người quản lý hành lý ở sân bay Ai Cập sau khi họ nghi ngờ "trước khi máy bay cất cánh, một ai đó đã vào khoang hành lý và gài thiết bị nổ trong đó", theo BBC.

Thông tin này được phát hiện nhờ hoạt động tình báo phối hợp giữa Mỹ và Anh khi họ sử dụng "vệ tinh để phát hiện các thông tin liên lạc điện từ" của IS ở Syria với lực lượng của tổ chức này ở Ai Cập.

Tuy nhiên, theo một nguồn tin tình báo, các bằng chứng chưa rõ ràng và cho tới nay giới điều tra chưa có bằng chứng pháp y cũng như khoa học nghiêng về giả thiết bom được gài trên khoang. 

Trong khi đó, theo Sputnik, cộng đồng tình báo Mỹ đã phát hiện một tin nhắn từ nhóm khủng bố ở bán đảo Sinai có liên kết với IS. Nội dung tin nhắn cảnh báo về "một điều gì đó lớn trong khu vực" trước khi thảm kịch phi cơ Nga xảy ra.

Phân tích dữ liệu hộp đen cho thấy máy bay Nga rơi ở Ai Cập do bị tấn công và chuyến bay có kết cục "bất ngờ và dữ dội".

Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tuyên bố nhóm là thủ phạm của vụ tai nạn nhưng không đưa ra bằng chứng. Theo IS, đây là sự trả đũa cho các cuộc không kích của Nga ở Syria. 

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đều nhận định rất có thể máy bay Nga rơi vì bom. Song cả Nga và Ai Cập đều không đồng ý với giả thuyết này. 

Hôm 6/11, Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh tạm ngừng hoạt động của các chuyến bay từ Nga tới Ai Cập sau khi Alexander Bortnikov, người đứng đầu Cơ quan An ninh Liên bang, nói rằng đây là hành động cần thiết cho tới khi nguyên nhân của thảm kịch ngày 31/10 được sáng tỏ. 

Ngày 31/10, phi cơ Airbus A321 của hãng Kogalymavia  rơi ở bán đảo Sinai, Ai Cập khiến toàn bộ 224 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Bài liên quan

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm