Còn chưa đầy 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Không chỉ các hệ thống phân phối, siêu thị lớn tích cực dự trữ hàng hóa, mà các doanh nghiệp sản xuất cũng đang tất bật chuẩn bị cho dịp cao điểm mua sắm Tết.
Thị trường hàng tiêu dùng phục hồi
Kết quả khảo sát doanh nghiệp bán lẻ của Vietnam Report chỉ ra có 53,8% doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh bằng và vượt mức trước đại dịch Covid-19.
Dựa trên đà hồi phục này cùng những lợi thế của Việt Nam trong khu vực khi chứng kiến GDP tiếp tục tăng trưởng và cơ cấu “dân số vàng”, đến 91,7% doanh nghiệp tham gia khảo sát nhận định triển vọng kinh doanh của toàn ngành bán lẻ thời điểm cuối năm 2022 sẽ khả quan hơn so với cùng kỳ các năm trước đó.
Mặc dù vẫn chịu tác động của thị trường thế giới, giá của một số hàng hóa (nhất là nhóm hàng năng lượng) có xu hướng tăng theo giá hàng hóa thế giới, song thị trường trong nước nhìn chung đã có sự phục hồi đáng kể sau 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Thị trường tiêu dùng hồi phục dần sức mua sau đại dịch. Ảnh: Phương Lâm. |
Trong khi đó, theo phân tích của công ty nghiên cứu thị trường Cushman & Wakefield, thời điểm cận Tết diễn ra nhiều sự kiện lễ hội mua sắm, tạo nên làn sóng tiêu dùng với số lượng lớn từ hàng hóa trang trí, thời trang đến thực phẩm, công nghệ, tiêu dùng.
Cushman & Wakefield cũng chỉ ra thị trường bán lẻ không còn là sân chơi phân tách rõ rệt giữa thương hiệu nội và ngoại nhập. Hiện, thương hiệu nào đầu tư vào chiến lược mạnh, marketing tối ưu và mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng sẽ giành được thị phần.
Kỳ vọng tăng trưởng mạnh mùa sắm tết 2023
Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng sôi động hơn về tháng cuối năm. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa cùng doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2022 tăng lần lượt 2,6% so với tháng trước và 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước.
Cuối năm được đánh giá là thời điểm “hái ra tiền” của ngành bán lẻ. Nhiều nhà phân tích nhận định đây là lúc các doanh nghiệp cần nhanh chóng thay đổi, chuyển dịch toàn diện và chủ động đẩy mạnh tiếp cận khách hàng.
Cuối năm là thời điểm doanh nghiệp bán lẻ kỳ vọng tăng doanh thu. Ảnh: Quỳnh Danh. |
Trong báo cáo “Diện mạo mới của người tiêu dùng Việt'' do Công ty Tư vấn Quản lý Toàn cầu McKinsey & Company Việt Nam thực hiện, các doanh nghiệp bán lẻ xem cuối năm là dịp phù hợp để kích cầu tiêu dùng. Giai đoạn này có thể đóng góp 30- 40% doanh số cả năm. Vì vậy, doanh nghiệp bán lẻ thường đầu tư lớn nhằm tạo khác biệt về chất lượng, mẫu mã sản phẩm trong cuộc đua với những đối thủ cùng ngành.
Chưa kể, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp có thể bung sức để mang đến người tiêu dùng đa dạng sản phẩm mới, phù hợp nhu cầu. Một trong những điểm nhấn của ngành hàng tiêu dùng dịp này là việc chuẩn bị các sản phẩm dành riêng cho Tết, vừa để sử dụng, trưng bày, vừa làm quà tặng cho đối tác, bạn bè hay người thâm.
Người tiêu dùng và những nỗi lo mua quà Tết
Với người tiêu dùng, cuối năm mang đến nhiều băn khoăn, nhất là trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động. Bên cạnh lo lắng về hàng giả, hàng nhái bủa vây, việc lựa chọn những sản phẩm chất lượng với giá thành phải chăng cũng khiến nhiều người “đau đầu”.
Mỗi mùa sắm Tết, chị Dương Minh Phương (31 tuổi, quận 9, TP.HCM) đều bận rộn chuẩn bị trước một tháng để đảm bảo mua sắm đầy đủ, ưng ý với giá cả phải chăng. Năm nay, chị Phương lo lắng tiền sắm Tết lại vượt kế hoạch khi tình hình lạm phát ngày càng tăng.
“Tết thì vui nhưng cũng lo nhiều, tôi nghĩ đến chuyện mua sắm đồ đạc vượt mức chi tiêu ngày thường là thấy bất an”, chị Phương chia sẻ.
Trong khi đó, một bộ phận những người đi làm xa quê lại băn khoăn chuyện mua sắm quà Tết biếu tặng cho gia đình, người thân ở quê. Anh Nguyễn Tiến (29 tuổi, quê Phú Yên) cho hay mỗi năm anh tốn gần chục triệu mua quà Tết để biếu tặng đối tác, khách hàng và gia đình.
“Mỗi năm về quê có mấy ngày Tết, tôi muốn có món quà tươm tất để vừa trưng bày trong nhà, vừa mang đi biếu tặng người thân. Năm nay, giá cả tăng cao, tôi đã bắt đầu tìm kiếm quà Tết từ giờ để có thể kịp chuẩn bị”, anh Tiến cho hay.
Hộp quà Tết Orion trưng bày tại các siêu thị. |
Với những suy tư của người tiêu dùng, các doanh nghiệp nắm bắt đa dạng nhu cầu để mang đến nhiều sản phẩm chất lượng, phù hợp làm quà tặng ngày Tết mà vẫn đảm bảo giá cả vừa phải. Một trong những thương hiệu tiên phong trên thị trường quà Tết là Orion. Ra mắt bộ sản phẩm quà Tết với bao bì bắt mắt, ý nghĩa cùng chất lượng uy tín được thị trường ưa chuộng suốt thời gian dài, Orion mang đến cho người tiêu dùng lựa chọn an tâm giữa muôn vàn sản phẩm dịp cuối năm.
Lấy chủ đề An, bộ quà tết từ Orion không chỉ đảm bảo chất lượng về hình ảnh và sản phẩm, mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp, phù hợp truyền thống của người Việt Nam, là lựa chọn tối ưu để người tiêu dùng an tâm mua biếu tặng trong ngày đầu năm.
Orion là thương hiệu sản xuất bánh kẹo uy tín, được yêu thích đến từ Hàn Quốc. 25 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Orion đã ra mắt nhiều sản phẩm nổi bật như Chocopie, Custas, Gouté, Marika, de Marie, snack O’star, bánh gạo An...
Đến với mùa Tết 2023, Orion tung ra các sản phẩm hộp quà tặng độc đáo cả về hình thức lẫn giá cả. Các gói quà tặng có mức giá dao động từ 99.000 đồng đến 500.000 đồng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng trên thị trường. Bộ sản phẩm quà Tết của Orion đã có mặt tại toàn bộ hệ thống sàn TMĐT, siêu thị và cửa hàng tạp hóa trên toàn quốc. Độc giả xem thêm các hộp quà tặng ý nghĩa Tết Quý Mão 2023 cùng Orion tại đây.