Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiếp tục thay đổi phương án cứu nạn bé trai 10 tuổi vì đất chặt

Do kết cấu đất chặt, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong chỉ đạo áp dụng phương pháp khoan xoáy nước áp lực lớn tạo độ tơi đất, kết hợp khoan guồng xoắn.

Việc áp dụng phương pháp khoan xoáy nước áp lực lớn tạo độ tơi đất, kết hợp khoan guồng xoắn đến khi cách đáy trụ bê tông khoảng 3-4 m, các lực lượng sẽ phối hợp với nhau để kéo ống cọc bê tông lên. Ảnh: Việt Tiến.

Khuya 3/1, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp liên tục trao đổi với các lực lượng để đẩy nhanh tiến độ cứu nạn bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi).

Phương án ban đầu thực hiện là khoan guồng xoắn đến độ sâu 27 m, sau đó tiến hành tròng cáp vào 3 đoạn ống bê tông. Tuy nhiên, quá trình thi công đoạn còn lại đang gặp khó khăn do kết cấu đất chặt.

Từ thực tế đó, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong chỉ đạo áp dụng phương pháp khoan xoáy nước áp lực lớn tạo độ tơi đất, kết hợp khoan guồng xoắn đến khi cách đáy trụ bê tông khoảng 3-4 m, các lực lượng sẽ phối hợp với nhau để kéo ống cọc bê tông lên. Đồng thời, thực hiện cắt ống cọc bê tông khi được nhấc lên.

Ông Phong đề nghị tất cả lực lượng khẩn trương tiến hành chuẩn bị các thiết bị và phối hợp tốt để nhanh chóng triển khai phương án trên.

Thấp thỏm chờ bé trai 10 tuổi được đưa ra ngoài Tại hiện trường vụ cứu nạn bé trai 10 tuổi, lực lượng chức năng và phương tiện đã làm việc xuyên đêm. Việc rút ống bê tông sẽ được thực hiện sớm trong sáng nay (3/1).

Tối cùng ngày, thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Phó tư lệnh Quân khu 9, cho biết đơn vị đang đưa thêm 2 máy cắt trụ bê tông công suất lớn từ TP Cần Thơ về hiện trường để thực hiện cắt ống cọc bê tông khi được nhấc lên. Việc cắt thử, tính toán thời gian và phương án an toàn cũng được lực lượng quân khu tiến hành ngay trong đêm.

Dự kiến sau khi cọc được kéo lên, đội công binh Quân khu 9 chia ra hai nhóm cùng làm, chuẩn bị cưa cắt chuyên dụng để rút ngắn thời gian cứu bé Hạo Nam.

Công trình cầu kênh Rọc Sen - nơi bé Hạo Nam rơi xuống - thuộc gói thầu số 14 thi công cầu, nền, mặt đường và cống thoát nước do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư.

Nhà thầu thi công là Liên danh Công ty Cổ phần Công trình cầu phà TP Hồ Chí Minh - Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Xây dựng Giao thông T&T. Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải làm đơn vị giám sát. Công trình trong quá trình thi công, tại mố MA cầu kênh Rọc Sen đã đóng cọc đại trà 18/18 cọc D50 thì xảy ra sự cố.

Đêm thứ 4 nỗ lực cứu nạn bé trai 10 tuổi ra khỏi ống cọc bê tông Đội cứu hộ cứu nạn tỉnh Đồng Tháp đang làm việc xuyên đêm, dự kiến đến sáng 4/1 dùng khoan guồng xoắn, khi đủ điều kiện sẽ tiến hành rút ống cọc bê tông lên.

Trưa 11h30 ngày 31/12, Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng ba bạn hàng xóm tới công trình cầu Rọc Sen (xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) để nhặt sắt. Không may, Nam rơi xuống ống cọc bê tông rỗng, đường kính 25 cm, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35 m.

Phương án giải cứu bé Nam được đưa ra là dùng xe đóng cọc bê tông khoan nhồi, lay động để làm loãng bùn đất xung quanh cọc. Sau đó, đơn vị thi công đóng ống vách thép có đường kính 1,5 m xuống sâu lòng đất, vây quanh cọc bê tông có em Nam bên trong. Khi đủ điều kiện, đội cứu hộ cứu nạn sẽ tiến hành kéo ống cọc bê tông lên.

Thai Ly Hao Nam anh 1

Phương án giải cứu bé Nam là làm loãng địa chất xung quanh để tiến hành nhổ ống cọc bê tông. Đồ hoạ: Duy Anh.

Tính phương án phụ đẩy nhanh việc cứu nạn bé trai lọt ống cọc bê tông

Ngoài phương án khoan bằng guồng xoắn, đội cứu nạn cứu hộ tỉnh Đồng Tháp cũng tính đến phương án phụ cứu bé Nam là dùng khoan xoáy nước.

Vụ bé trai lọt ống bê tông: Hỗ trợ một căn nhà cho gia đình nạn nhân

Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình bé Nam, Quân khu 9 sẽ hỗ trợ gia đình một căn nhà, đồng thời đề xuất địa phương tạo công ăn việc làm ổn định cho cha mẹ nạn nhân.

Vân Trang

Bạn có thể quan tâm