Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiếng cầu cứu phát ra từ đống đổ nát sau động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Cư dân tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ phàn nàn rằng công tác ứng phó với thiên tai đã không được tổ chức đủ tốt. Họ đôi lúc phải tự mình đào bớt đống đổ nát khi lực lượng cứu hộ không tới.

Một người phụ nữ đứng giữa đống đổ nát tại Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ. Tâm chấn của trận động đất chỉ cách thành phố này hơn 30 km về phía tây. Ảnh: Reuters.

Tỉnh Hatay, nơi giáp ranh khu vực Tây Bắc Syria, là một trong những nơi chịu tác động nặng nề nhất sau vụ động đất ngày 6/2 vừa qua. Tính đến ngày 7/2, ít nhất 872 người dân trong tỉnh đã được xác nhận thiệt mạng.

“Họ gây tiếng động nhưng không ai đến”, Deniz, một người dân tỉnh Hatay, vừa vò đầu bứt tai vừa nói với Reuters. Anh chỉ vào một tòa nhà đã đổ sập và cho biết cha mẹ anh vẫn đang mắc kẹt trong đó. Bản thân anh thì đang chờ đợi lực lượng cứu hộ.

“Họ gọi ra và nói: ‘Cứu chúng tôi với’. Nhưng chúng tôi không thể cứu họ. Chúng tôi có thể làm cách nào để cứu họ chứ. Từ sáng đến giờ chưa có ai đến cả”, Deniz kêu than.

Quy mô quá lớn của thảm họa khiến lực lượng cứu hộ phần nào không kịp trở tay. Bất chấp Ankara đã điều hơn 24.400 nhân viên cứu hộ tới hiện trường, theo số liệu của Guardian, con số này dường như vẫn chưa đủ.

Cơ quan ứng phó thiên tai Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đã nhận được 11.342 báo cáo liên quan tới các vụ sập nhà, trong đó 5.775 vụ việc đã được xác nhận. Chỉ riêng tại Hatay, hơn 1.200 ngôi nhà đã đổ sập, theo Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca.

Các nhân viên cứu hộ Hatay phàn nàn về tình trạng thiếu trang thiết bị cứu hộ. Nhiều chiếc xe đi trên đường cũng đã bị người dân chặn lại để hỏi xin dụng cụ để phá dỡ đống đổ nát.

Tại thành phố Antakya, thủ phủ tỉnh Antakya, nhiều tòa nhà cao hơn chục tầng đã bị sập do động đất.

“Không có nhân viên cứu hộ hay binh sĩ nào đến cả. Đây là một khu vực bị bỏ rơi”, một người đàn ông nói từ hiện trường một ngôi nhà sập. Ông đã tự mình đưa được một người phụ nữ ra ngoài.

“Đây là tính mạng con người. Bạn có thể làm gì khác khi nghe thấy tiếng người?”, người này nói.

Vấn đề Trung Đông

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này…

>>Độc giả có thể đọc thêm tại đây.

Đại sứ Đỗ Sơn Hải thông tin về tình hình người Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải cho biết sau trận động đất hôm 6/2, đại sứ quán đã liên hệ các cơ quan chức năng sở tại để làm công tác bảo hộ cho công dân Việt Nam.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong ba tháng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 7/2 tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở 10 tỉnh chịu tác động nặng nề nhất sau vụ động đất một ngày trước đó.

Những tiếng hô 'Allahu akbar' giữa cảnh tan hoang ở Thổ Nhĩ Kỳ

Những tiếng hô “Allahu akbar” sẽ vang lên khi người dân và lực lượng cứu hộ tìm thấy người sống sót, thậm chí cả người chết sau trận động đất kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Việt Hà

Bạn có thể quan tâm