Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiếng Anh có thể không còn là ngôn ngữ chính của EU

Một quan chức cấp cao châu Âu ngày 27/6 cho biết tiếng Anh có thể không còn là một ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu (EU) sau khi Anh rời khối này.

EU hoạt động như thế nào? Liên minh châu Âu (EU) ra đời vào năm 1957, nhằm ngăn chặn chiến tranh và tăng cường quan hệ kinh tế.

Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ chính tại các cơ quan của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, bà Danuta Hubner, chủ tịch Ủy ban các vấn đề hiến pháp của Nghị viện châu Âu, nói nó có thể bị loại khỏi danh sách ngôn ngữ sau khi Anh rời khối.

Nếu trở thành hiện thực, động thái này tiếp tục làm suy giảm sự ảnh hưởng của Anh ở châu Âu. "Tiếng Anh là một ngôn ngữ chính thức của chúng tôi theo đề xuất của Anh. Nếu Anh không còn trong khối thì nó hiển nhiên cũng không còn trong danh sách", Reuters dẫn lời nữ quan chức.

Tieng Anh khong con la ngon ngu chinh o chau Au anh 1
Dù tiếng Anh có thể không còn là ngôn ngữ chính thức ở EU, nó vẫn tiếp tục là ngôn ngữ chủ yếu trong công việc. Ảnh: Reuters

Bà Hubner cho biết, để tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chính thức cần sự đồng thuận của tất cả thành viên EU. Tuy nhiên, nó vẫn có thể là "ngôn ngữ chính để làm việc". Theo bà, trong tương lai, EU có thể điều chỉnh luật lệ để một nước có thể đề cử nhiều hơn 1 ngôn ngữ chính thức so với hiện tại.

Trước đây, mọi tài liệu và văn bản pháp lý của EU đều được dịch sang 24 ngôn ngữ chính thức của khối. Nếu tiếng Anh không còn trong nhóm này, nước Anh sẽ phải tự thực hiện việc dịch thuật.

Ngoài ra, tiếng Anh là một trong 3 ngôn ngữ quy định để xin cấp bằng sáng chế và các giấy tờ pháp lý tại EU. Điều này mang lại lợi thế cho những nhà nghiên cứu và các công ty sử dụng tiếng Anh so với những đối thủ dùng ngôn ngữ khác. Khi tiếng Anh không còn là ngôn ngữ chính thức những nhóm này sẽ mất lợi thế trên.

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 24/6 về việc Anh ra đi hay ở lại EU cho thấy, 52% người dân muốn nước này rời khối. Đây là cuộc trưng cầu vốn gây chia rẽ nước Anh trong suốt những tháng qua, trong khi cả thế giới và Liên minh châu Âu phải nín thở.

Việc Anh rời khỏi EU là cú giáng mạnh vào Liên minh kinh tế chính trị lớn nhất thế giới hiện nay với gần nửa tỷ dân. Đồng bảng Anh trong ngày 24/6 đã rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 31 năm qua. Điều này cũng sẽ tác động mạnh tới thị trường thế giới và trùm tài phiệt George Soros cảnh báo tình cảnh sẽ còn tệ hại hơn ngày thứ tư đen tối mà nước Anh từng trải qua hồi đầu những năm 1990.

Anh sẽ có thủ tướng mới vào tháng 9, chuẩn bị việc rời EU

Đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh cho biết nước này có thể có tân thủ tướng vào đầu tháng 9 và vị này sẽ bắt đầu quá trình đưa Anh rời Liên minh châu Âu (EU).

EU sẽ làm gì với Anh sau Brexit?

Các nhà vận động ủng hộ châu Âu phản đối kết quả trưng cầu dân ý, trong khi nhiều lãnh đạo đang cân nhắc về việc cho Anh cơ hội xem xét lại quyết định rời Liên minh châu Âu (EU).

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm