Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiền Venezuela đang rơi tự do

Chỉ trong tháng 11, đồng bolivar của Venezuela mất 55% giá trị. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo mức lạm phát năm 2017 của quốc gia này là 1.600%, so với 700% của năm 2016.

Venezuela chìm vào suy thoái kinh tế trầm trọng suốt 3 năm nay. Mức giá trên trời đối với các loại nhu yếu phẩm khiến tình hình càng trở nên tồi tệ.

Theo Dolartoday.com, tỷ giá tại chợ đen hôm 1/11 là 1 USD đổi 1.567 bolivar. Còn con số hôm 28/11 lên đến 3.480 bolivar. Trước đó, hồi giữa năm, tỷ giá dừng ở mức 1 USD đổi 1.000 bolivar.

Russ Dallen, đối tác quản lý tại Caracas Capital Markets, nhận định đồng nội tệ của Venezuela đang trở nên vô giá trị. “Không ai muốn giữ thứ gì mất giá hơn 50% trong một tháng”, ông nói.

Đồng bolivar giờ đây không hoàn thành các chức năng cơ bản của một đơn vị thống kê, một phương tiện thanh toán hay một dự trữ giá trị.

dong noi te cua Venezuela lao doc anh 1
Tỷ giá hối đoái giữa USD và đồng bolivar tăng mạnh trong tháng 11. Đồ họa: Kim Ngân.

Tình trạng mất giá không phanh bắt đầu từ việc chính phủ buộc phải bơm tiền mặt vào hệ thống, vì tiền lưu thông không đủ thanh toán trong bối cảnh giá cả ngày càng tăng.

Qua mùa hè năm nay, chính phủ tăng số lượng đồng bolivar lưu hành lên 100% một tháng. Song sau đó, con số này tăng lên 130% vào giữa tháng 11.

Trong bối cảnh đồng nội tệ mất giá không phanh, người dân nước này đổ xô đổi đồng bolivar sang USD, một đồng tiền có giá trị và ổn định hơn. Điều này dẫn đến tình trạng khan hiếm của đồng bạc xanh, đẩy tỷ giá lên gấp nhiều lần.

Đồng nội tệ của Venezuela lao dốc khiến giá lương thực tăng vọt. Trước đó, nhiều nhà cung cấp ngừng bán lương thực bởi việc kiểm soát khiến họ chịu lỗ lớn. Hiện tại, tình trạng này không còn, thức ăn được bày sẵn trên kệ của các siêu thị nhưng với mức giá cắt cổ mà ít người có thể mua được.

Chi phí sống tăng cao khiến chính phủ gần đây đã tăng mức lương tối thiểu lên 40%.

Trước đó, hồi đầu mùa hè năm nay, Venezuela hoàn toàn mở cửa biên giới với Colombia, cho phép người dân đổi tiền để mua lương thực và thuốc men. Điều này khiến nhu cầu đối với USD tăng vọt, số lượng đồng nội tệ lưu thông giảm.

Cuối cùng, chính phủ cắt điều kiện tất yếu của tiền mặt tại các ngân hàng trong nước.

Trong bối cảnh này, dấu hiệu kết thúc khủng hoảng tiền mặt tại Venezuela mờ mịt. 

“Nó hoàn toàn là một đồng tiền vô giá trị”, Siobhan Morden, người đứng đầu chiến lược thu nhập cố định khu vực Mỹ Latin tại Nomura Holdings, nói.

“Từ 1.000 đến 2.000, đến 3.000. Điều này thật điên rồ. Đồng bolivar đang rơi tự do”, ông nhận định.

Khủng hoảng Venezuela: ‘Tôi bay đến Mỹ để mua giấy vệ sinh’

Theo CNN, khoảng nửa triệu người Venezuela đến Mỹ vào năm ngoái để mua nhu yếu phẩm và thăm người thân. Con số này ngày càng tăng.

'Đọ' giá thực phẩm ở Venezuela và Mỹ

Giá sữa bột trên thị trường “chợ đen” ở Venezuela đắt gấp gần 100 lần so với ở Mỹ...

 


Kim Ngân

Theo CNN

Bạn có thể quan tâm