Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thuyết âm mưu tác động ra sao đến suy nghĩ của con người

Có phải tất cả thuyết âm mưu đều tốt, hay xấu, cho xã hội? Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng trên thực tế có một cuộc tranh luận học thuật về chủ đề này.

thuyet am muu anh 1

Hình minh họa: CalMatters.

Những người theo chủ nghĩa âm mưu cũng thường mở rộng âm mưu của họ để đáp lại sự chỉ trích. Nghĩ về điều này như là sự nghịch đảo của việc thay đổi mục tiêu. Ví dụ, để đáp lại những chỉ trích rằng không phóng viên nào từng tìm thấy bằng chứng các băng đảng mafia đã ám sát Tổng thống JFK, những người theo chủ nghĩa âm mưu cũng sẽ phản ứng lại rằng truyền thông cũng nhúng tay che giấu chuyện đó. Nếu họ được hỏi về vụ điều tra của CIA hoặc FBI, họ đơn giản sẽ mở rộng mạng lưới để bao gồm cả những tổ chức đó. Những âm mưu này càng lớn, thì sẽ càng khó để ủng hộ.

Tại sao những đặc vụ và CIA cấu kết với nhau để ám sát Tổng thống John nếu họ đã tuyên thệ là kẻ thù địa chính trị của nhau? Trong trường hợp của việc du hành Mặt trăng, chẳng phải Liên Xô, với mạng lưới gián điệp rộng lớn của họ, sẽ phát hiện ra sự thật rằng dấu mốc quan trọng nhất trong “Cuộc đua vũ trụ” là giả mạo hay sao?

Cuối cùng, những âm mưu trở nên quá phóng đại đến mức chúng đòi hỏi sự kết hợp của những phe sẽ không bao giờ làm việc với nhau. Điều này có vẻ thật khó tin đối với những người không theo chủ nghĩa âm mưu, nhưng những người có theo chủ nghĩa đó lại có một lượng lớn chiến thuật đa dạng để bảo vệ và cách ly tầm nhìn của họ khỏi những điều vô lý, như đã nói trong những đoạn trước.

Có phải tất cả thuyết âm mưu đều tốt, hay xấu, cho xã hội? Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng trên thực tế có một cuộc tranh luận học thuật về chủ đề này. Thuyết âm mưu có thể tốt nếu chúng có chức năng như những “con chuồn chuồn” cho xã hội, thỉnh thoảng chỉ ra một vài lỗi sai thực tế trong những giải thích chính.

Ví dụ, thuyết âm mưu JFK phần lớn đã có chức năng nhấn mạnh sự cần thiết của việc phải có sự hợp tác thực thi pháp luật tốt hơn giữa các chính quyền liên bang, tiểu bang và thành phố. Chúng cũng có chức năng như là lời nhắc về sự cần thiết của việc chính phủ và các tổ chức tư nhân hoạt động một cách minh bạch; bí mật trong các tổ chức lớn sẽ chỉ làm dấy lên sự nghi ngờ đối với những người theo thuyết âm mưu. Điều này có thể dẫn đến luật tự do ngôn luận và tự do thông tin mang lại lợi ích cho toàn thể xã hội.

Mặt khác, những thuyết âm mưu có thể dẫn đến sự nghi ngờ chính phủ và các quá trình dân chủ hóa một cách trầm trọng. Hãy nghĩ về Alex John - thuyết âm mưu của ông ta, nổi bật nhất là Birtherism (giả thiết rằng Obama không thể làm Tổng thống Mỹ vì không được sinh ra ở Mỹ), đã làm suy yếu lòng tin của mọi người vào nền dân chủ và âm thầm chia rẽ Mỹ.

Những học thuyết như vậy có thể thực sự dẫn đến việc mọi người tranh luận cho việc siết chặt nghiêm ngặt hơn tự do ngôn luận và thông tin bởi vì sự nguy hiểm của chúng. Hơn nữa, mọi người cũng có thể nghiêng quá về phía ý kiến ngược lại của những người theo chủ nghĩa âm mưu và chấp nhận những câu chuyện chính thống mà không hề thắc mắc.

Những câu hỏi hợp lý giữ cho chính phủ đáng tin cậy, và thậm chí có thể giúp vén mở sự sụp đổ hoặc những hành vi sai trái của những tổ chức quyền lực. Những thuyết âm mưu liên tục phá hoại những hoạt động phản đối lành mạnh bởi vì chúng làm cho bất cứ mọi câu hỏi trở nên kỳ cục, không logic, không hợp lý và nguy hiểm. Do đó, rõ ràng là phải có hiểu biết vững chắc về việc đâu là thuyết âm mưu và đâu không phải thuyết âm mưu.

Albert Rutherford/NXB Phụ nữ Việt Nam

SÁCH HAY