Thực đơn của các nhà lãnh đạo G7 ngày 19/5. Ảnh: Yomiuri Shimbun/Japan News. |
Thực đơn của các nhà lãnh đạo thế giới tại Hiroshima có hàu tươi Nhật Bản, thịt bò hiba và nhím biển phục vụ theo kiểu kaiseki - bữa ăn nhẹ gồm nhiều món chuẩn bị công phu, trình bày như tác phẩm nghệ thuật và thường là những món rất đắt đỏ, CNN đưa tin.
Vào tối 19/5, các nhà lãnh đạo thế giới được thiết đãi bữa tối kiểu kaiseki tại một trong những khách sạn truyền thống sang trọng nhất khu vực trên đảo Miyajima, sau khi đến thăm Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima.
Bếp trưởng Mamoru Sakamoto, bậc thầy ẩm thực truyền thống của Nhật Bản, là người phụ trách bữa tối. Các nhà lãnh đạo thưởng thức bữa tối kéo dài một tiếng rưỡi với các món ăn có nguồn gốc từ khắp quận Hiroshima và biển nội địa Seto.
Bữa ăn bắt đầu với món hàu hấp rượu sake, ăn kèm trứng cá muối, tôm sú Nhật Bản ướp Shuto - loại nước sốt làm từ ruột cá ngừ lên men trong rượu sake, mật ong và rượu gạo mirin.
Họ cũng được phục vụ cá tráp biển với nấm matsutake Nhật Bản, cá đá hầm và tôm mũ ni (slipper lobster).
Tiếp theo là món thịt bò vân mỡ nổi tiếng có nguồn gốc từ Hiroshima - được gọi là thịt bò hiba - phục vụ cùng nhím biển đỏ và cà tím, rượu sake có ga và rượu vang đỏ.
Vào ngày 20/5, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tổ chức bữa trưa tại khách sạn Grand Prince ở Hiroshima, nơi các nhà lãnh đạo thế giới dùng món khai vị sashimi cá hồi và sò điệp ướp. Với món chính, họ sẽ được phục vụ thịt gà và hến từ địa phương.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã thử làm okonomiayki - món bánh pancake truyền thống.
Từ ngày 19/5, các nhà lãnh đạo Đức, Pháp, Canada, Italy, Vương quốc Anh, Nhật Bản và Mỹ đã tụ họp tại thành phố Hiroshima để tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7.
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.