Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thuật toán khuyến khích 'dìm giá', người bán muốn rời sàn TMĐT

Những người bán yếu thế, nhập hàng trung gian khó có cửa cạnh tranh khi nền tảng ưu tiên đề xuất món hàng giá bán thấp.

Nhân viên giao hàng của sàn TMĐT.

“Giá rẻ nhất”, “Rẻ chưa từng có”, “Rẻ nhất trên mọi nền tảng” là những câu từ được nền tảng, streamer quảng bá cho các chiến dịch bán hàng ở các sàn thương mại điện tử (TMĐT) gần đây. Theo các chuyên gia, thiết lập giá ở mức thấp là yếu tố thu hút khách hàng quen thuộc ở các chợ mạng.

Tuy nhiên, chính điều này cũng tạo ra áp lực lớn, chèn ép người bán khi sàn tạo ra những thuật toán buộc chủ shop phải hạ giá sản phẩm.

Giá rẻ không điểm dừng

Đầu năm, TikTok Shop gửi thông báo đến người bán về việc yêu cầu thiết lập giá sản phẩm ngang bằng trên các nền tảng. Theo đó, nền tảng tự chấm điểm sản phẩm giá “chưa tốt” và chia phần trăm trên tổng món hàng được kinh doanh. Nếu mức này trên 20%, người bán sẽ bị chặn tham gia các chương trình ưu đãi, voucher, khuyến mãi.

Sau thông báo, nhiều người bán cho biết họ bị “bóp” tương tác, giảm lượng hàng bán được khi không hạ giá như đề xuất.

thuat toan TMDT anh 1

Sàn TMĐT khuyến khích người bán hạ giá.

Đây là lần hiếm hoi nền tảng đưa ra yêu cầu công khai về việc thiết lập giá cho người bán. Tuy nhiên trước đó, trong cuộc chiến giữa các sàn TMĐT tại Việt Nam, chủ shop luôn phải chịu áp lực về việc đặt giá thấp. Vấn đề không chỉ có ở TikTok Shop, mà bao gồm cả các nền tảng lớn khác như Shopee, Lazada.

“Việc này không mới. Các sàn TMĐT luôn muốn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Kích cầu thông qua giá bán rẻ là một trong những cách làm trực diện nhất. Khi sàn đổ nhiều tiền cho khuyến mãi, họ cũng muốn đối tác của mình tham gia bằng nhiều cách”, ông Đỗ Quang Huy, Thạc sĩ TMĐT, CEO công ty Ecotop trả lời Tri Thức - Znews.

Theo vị này, sàn có hệ thống nhân viên hỗ trợ, làm việc với người bán và đưa ra các khuyến nghị, chào mời kinh doanh trên sàn. Họ cũng có thương thảo về các điều kiện hợp tác như mặt hàng và giá bán sản phẩm cùng chương trình khuyến mãi, kích cầu.

Về thuật toán ứng dụng, ngoài việc đề xuất theo lượng bán, đánh giá, các sản phẩm giá thấp thường nằm ở vị trí cao khi người dùng tìm kiếm. Bên cạnh đó, lúc khách xem một món hàng, app cũng đề xuất nhiều lựa chọn tương tự, với giá rẻ hơn.

Kẽ hở thuật toán

Về mặt tích cực, chính sách giúp người mua tiếp cận sản phẩm với giá tốt, tăng cường cạnh tranh giữa người bán và các nền tảng. Tuy nhiên, không phải thuật toán lúc nào cũng làm việc chính xác, gây thiệt hại cho chủ shop.

“Từ lúc áp dụng chính sách mới, nhiều sản phẩm trên gian hàng của tôi bị hạn chế tương tác, mất lượt bán vì bị so giá với hàng hóa cùng loại”, Công Hậu, người bán đồ điện tử trên TikTok Shop chia sẻ. Theo chủ shop này, thuật toán thường xuyên so giá của sản phẩm với sản phẩm nhái, hàng kém chất lượng, đưa ra tính toán sai.

thuat toan TMDT anh 2

Người bán hàng trên các sàn TMĐT "đau đầu" với thuật toán so giá. Ảnh: Vecteezy.

Người bán cho biết vấn đề lặp lại nhiều lần, kiến nghị không được phía sàn giải quyết. “Mỗi lần như vậy rất nản lòng, công sức chạy quảng cáo, làm video coi như vứt hết, chỉ có cách hủy niêm yết món đó, ngừng bán để tránh ảnh hưởng”, ông Hậu nói thêm.

Nhiều người bán tại Trung Quốc cũng gặp vấn đề tương tự với thuật toán so giá. Trong đó, sàn Pinduoduo nổi tiếng với chính sách bán hàng siêu rẻ áp dụng cả việc giảm giá tự động, không cần người bán can thiệp. “Khi khách bấm vào một chiếc ốp lưng giá 5 NDT, bên dưới sẽ hiện những loại tương tự giá 3 NDT. Chọn món 3 NDT thì tức khắc sẽ có món 1 NDT. Luôn có những lựa chọn đối thủ rẻ hơn bằng cách nào đó. Mọi lưu lượng từ quảng cáo sẽ chảy hết về tay kẻ khác”, một người bán hàng online Trung Quốc nói với Spiral Lab.

Mặt khác, ông Đỗ Quang Huy cho rằng đây là cách mà ngành TMĐT vận hành. Những shop nhỏ lẻ, nguồn hàng phụ thuộc, không tự sản xuất hoặc hạn chế về khả năng sẽ chịu thiệt. Họ không thể cạnh tranh trên nền tảng mở, nơi các xưởng cũng tự bán được hàng họ làm ra với giá rẻ.

“Những người không cạnh tranh được sẽ bị đào thải, phải rời khỏi sàn”, ông Huy nói.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Quốc gia không có ‘mùa sa thải’

Giữa bối cảnh ngành công nghiệp game online toàn cầu liên tục mất đi nhân tài, có một quốc gia vẫn không chịu bất kỳ ảnh hưởng nào. Đó là Nhật Bản.

Sau 40 năm, Microsoft vừa cập nhật một phần mềm cơ bản trên Windows

Hơn 40 năm sau khi ra mắt, ứng dụng Notepad cuối cùng đã được Microsoft cập nhật tính năng kiểm tra chính tả và tự động sửa lỗi trong Windows 11.

Đối tác quan trọng của Apple cán mốc vốn hóa 1.000 tỷ USD

Là đối tác cung ứng duy nhất cho các con chip thiết yếu của Apple và Nvidia, TSMC trở thành cái tên yêu thích của các nhà đầu tư toàn cầu trong lĩnh vực AI, nhanh chóng chạm mốc quan trọng 1.000 tỷ USD vốn hóa.

Xuân Sang

Bạn có thể quan tâm