Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng yêu cầu không để người dân, doanh nghiệp thiếu vốn

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành ngân hàng không để Chính phủ bị động, bất ngờ về chính sách tiền tệ, ách tắc trong lưu thông tiền tệ.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáng 8/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận những chính sách điều hành của NHNN trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng nhìn nhận công tác điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.

"Ngành ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong bám sát, nắm chắc tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, đúng thời điểm; hoạt động ngân hàng chấp nhận có rủi ro nhưng cần lưu ý hơn nữa các công cụ kiểm soát rủi ro; phối hợp tốt hơn nữa với các bộ, ngành; thấu hiểu và chia sẻ nhiều hơn nữa với doanh nghiệp và người dân trong lúc khó khăn; coi trọng hơn nữa công tác thanh tra, giám sát", Thủ tướng nói.

Theo người đứng đầu Chính phủ, năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025. Do đó, ngành ngân hàng không được để Chính phủ bị động, bất ngờ về chính sách tiền tệ, không để ách tắc trong lưu thông tiền tệ, không để người dân, doanh nghiệp thiếu vốn khi cần sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng.

vay von san xuat anh 1

Thủ tướng yêu cầu tránh tình trạng người dân đến ngân hàng gửi tiền, nhân viên lại giới thiệu kênh đầu tư nhiều rủi ro. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Về điều hành chính sách cụ thể, Thủ tướng hoan nghênh việc NHNN giao ngay hạn mức tín dụng năm 2024 từ đầu năm cho tất cả các tổ chức tín dụng là 15%. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý NHNN điều hành tín dụng linh hoạt, kịp thời và phù hợp, theo dõi, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình tăng trưởng tín dụng.

Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp tín dụng giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng tốt hơn, đúng và trúng hơn, tập trung cho những lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, ngành ngân hàng cần đẩy mạnh triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi.

Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý tránh tình trạng người dân đến ngân hàng gửi tiền thì nhân viên ngân hàng lại giới thiệu những kênh đầu tư có lãi suất, lợi nhuận cao hơn nhưng nhiều rủi ro.

"Quan điểm của Chính phủ trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể trong nền kinh tế, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế nhưng xử lý nghiêm những hành vi sai phạm", Thủ tướng nhấn mạnh.

Tính đến ngày 31/12/2023, tín dụng toàn ngành ngân hàng tăng 13,71% so với cuối năm 2022. Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 50,3-99,1%, giá trị tăng 5,4-10,8% tùy phương thức thanh toán.

Đến nay, lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của các giao dịch phát sinh mới của ngân hàng thương mại đã giảm hơn 2,5%/năm so với cuối năm 2022.

Năm 2023, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ góp phần ổn định được kinh tế vĩ mô, giúp kiểm soát lạm phát ở mức 3,25% (thấp hơn mục tiêu 4,5%). VND mất giá khoảng 2,9% trong năm 2023, nhưng được đánh giá là tiếp tục giữ vị trí một trong những đồng tiền ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

EuroCham: 1/3 doanh nghiệp châu Âu dự báo hoạt động kém hiệu quả

EuroCham cho biết hơn 1/3 doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn dự báo hoạt động kém hiệu quả, điều này cho thấy sự thận trọng của họ trong bối cảnh thị trường tiếp tục suy yếu.

Thêm 178.000 doanh nghiệp dự báo dừng hoạt động năm nay

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho rằng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm nay dự kiến vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2023.

'Đại gia' nào đang hiện diện trên thị trường bệnh viện tư nhân?

Cuộc chiến tranh giành thị phần trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang "nóng" hơn khi ngày càng nhiều bệnh viện tư nhân được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mở rộng.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm