Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

EuroCham: 1/3 doanh nghiệp châu Âu dự báo hoạt động kém hiệu quả

EuroCham cho biết hơn 1/3 doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn dự báo hoạt động kém hiệu quả, điều này cho thấy sự thận trọng của họ trong bối cảnh thị trường tiếp tục suy yếu.

Việt Nam vẫn là điểm đến thu hút mạnh mẽ dòng vốn nước ngoài (FDI) trong mắt các lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu. Ảnh: Nam Khánh.

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố Chỉ số Niềm tin kinh doanh (BCI) quý IV/2023. Cụ thể, Chỉ số BCI mới nhất của EuroCham do Decision Lab thực hiện đạt 46,3 trong quý IV/2023.

Niềm tin của các doanh nghiệp EuroCham đang phục hồi khi 31% công ty có kế hoạch mở rộng lực lượng lao động trong quý I năm nay và 34% có ý định tăng mức đầu tư

"Chắc chắn xu hướng tích cực đang diễn ra. Mặc dù vẫn còn một chặng đường dài để phục hồi hoàn toàn, nhưng các doanh nghiệp đang cảm thấy lạc quan hơn", Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit nhận xét về chỉ số BCI quý IV/2023.

Trong khi mức tăng này báo hiệu sự ổn định, hiệp hội cho rằng chỉ số BCI vẫn ở dưới mức trung bình kể từ quý IV/2022. Thêm vào đó, hơn 1/3 số doanh nghiệp vẫn dự báo hoạt động kém hiệu quả, điều này nhấn mạnh triển vọng thận trọng trong bối cảnh thị trường tiếp tục suy yếu.

Báo cáo cũng cho thấy các doanh nghiệp châu Âu đánh giá Việt Nam là ngôi sao đang lên trong đầu tư toàn cầu nên niềm tin của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam phục hồi rõ rệt.

Trong quý cuối năm 2023, vị thế điểm đến đầu tư của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Con số ấn tượng là 62% số người được khảo sát đã xếp hạng Việt Nam trong số 10 điểm đến đầu tư toàn cầu, trong đó 17% ​​xếp Việt Nam ở vị trí cao nhất.

CHỈ SỐ NIỀM TIN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHÂU ÂU TẠI VIỆT NAM
Số liệu: EuroCham.
NhãnQuý I/2021IIIIIIVQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023IIIIIIV
Chỉ số BCI % 73.945.818.3617368.662.2484843.545.146.3

Bên cạnh đó 29% người được khảo sát xếp Việt Nam vào danh sách 'các quốc gia cạnh tranh hàng đầu' trong ASEAN. Đa số (45%) coi Việt Nam là đối thủ cạnh tranh mạnh, mặc dù vẫn còn một số thách thức nhất định.

Theo ông Gabor Fluit, trước sự cạnh tranh kinh tế ngày càng tăng trong khu vực, Việt Nam vẫn nên cảnh giác.

"Điều quan trọng là đất nước phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách và chiến lược để thu hút và duy trì đầu tư trực tiếp nước ngoài của châu Âu. Đặc biệt là đơn giản hóa thủ tục hành chính, đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Điều này sẽ giúp đất nước duy trì tính cạnh tranh và quỹ đạo tăng trưởng", Chủ tịch EuroCham nói.

Theo ông, trong tương lai, tầm quan trọng của việc Việt Nam tận dụng EVFTA sẽ ngày càng tăng lên. Hiệp định này, cùng với các hiệp định thương mại song phương và khu vực khác nhau của Việt Nam, được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi quá trình phục hồi kinh tế hiện tại thành tăng trưởng cân bằng và dài hạn.

Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Thêm 178.000 doanh nghiệp dự báo dừng hoạt động năm nay

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho rằng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm nay dự kiến vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2023.

'Đại gia' nào đang hiện diện trên thị trường bệnh viện tư nhân?

Cuộc chiến tranh giành thị phần trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang "nóng" hơn khi ngày càng nhiều bệnh viện tư nhân được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mở rộng.

Ngành đường sắt dự kiến lãi bình quân 100 tỷ đồng mỗi năm

Giai đoạn 2023-2025, Ủy ban quản lý vốn đặt mục tiêu đường sắt Việt Nam sẽ thoát lỗ và lãi 322,8 tỷ đồng, trung bình lãi hơn 100 tỷ đồng/năm.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm