Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez. Ảnh: Reuters. |
“Tôi xin các nạn nhân tha thứ vì những tác động không mong muốn này”, ông Sánchez nói hôm 16/4. “Tôi không nghĩ bất kỳ nghị sĩ nào, kể cả những người đã bỏ phiếu chống lại luật, thấy ổn với việc giảm án cho những kẻ xâm hại tình dục”, ông nói.
Quốc hội đang xem xét những sửa đổi do chính phủ của vị thủ tướng đề xuất nhằm lấp lỗ hổng. “Chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp cho vấn đề này”, ông Sánchez cam kết trong cuộc phỏng vấn với báo El Correo.
Đạo luật nói trên, thường được gọi là luật “only yes means yes”, có hiệu lực vào tháng 10 năm ngoái, coi sự đồng thuận khi giao cấu là yếu tố quan trọng trong việc xác định một vụ tấn công có phải là hiếp dâm hay không.
Luật phân loại lại các hành vi tấn công tình dục, đồng thời tăng cường hình phạt đối với tội phạm tình dục.
Khi coi sự đồng thuận là yếu tố quyết định, luật mới cũng quy định rằng sự thụ động và im lặng của một bên sẽ không được ngầm hiểu là đồng ý. Sự đồng thuận phải được “thể hiện một cách tự do thông qua các hành động thể hiện rõ ràng mong muốn của người đó”.
Tuy nhiên, nó cũng cắt giảm án tù tối thiểu và tối đa, dẫn đến việc một số phạm nhân được giảm án khi kháng cáo.
Theo số liệu mới nhất của chính phủ, ít nhất 104 phạm nhân đã được trả tự do và 978 người khác được giảm án.
Luật mới được ban hành sau vụ cưỡng hiếp tập thể “bầy sói” năm 2016, khi 5 người đàn ông cưỡng hiếp một cô gái 18 tuổi ở Pamplona. Ban đầu, họ bị kết tội tấn công tình dục chứ không bị kết tội hiếp dâm, vì nạn nhân được cho là không lên tiếng phản đối.
Bản án đã gây ra các cuộc biểu tình rộng rãi. Tòa án tối cao Tây Ban Nha sau đó đã bác bỏ bản án của các tòa cấp dưới và kết án 5 đến 15 năm tù vì tội hiếp dâm. Luật sư của một trong 5 phạm nhân cho biết ông có kế hoạch xin giảm án cho thân chủ.
Những cuốn sách hay về châu Âu
Zing giới thiệu tới độc giả các cuốn sách hay nên đọc để hiểu thêm về châu Âu, khu vực có bề dày lịch sử được mệnh danh là "lục địa già".
Độc giả có thể xem thêm tại đây.