Việt Nam là một trong hai nước Đông Nam Á được Nhật Bản mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng năm nay. Đây là lần thứ 3 Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, sau các năm 2016 (tại Nhật Bản) và 2018 (tại Canada).
Theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ dự Hội nghị G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản vào ngày 19-21/5. Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra vào ngày 19-22/5, trong khi Hội nghị G7 mở rộng sẽ bắt đầu vào ngày 20-21/5.
Khách mời của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay gồm lãnh đạo cấp cao của 8 quốc gia và 6 tổ chức quốc tế. Hội nghị gồm 3 phiên, với các chủ đề: “Hợp tác xử lý đa khủng hoảng” (tập trung vào các chủ đề lương thực, y tế, phát triển, bình đẳng giới); “Nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững” (tập trung vào các chủ đề khí hậu, môi trường và năng lượng) và “Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng” (tập trung vào các chủ đề hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, hợp tác đa phương).
Hội nghị G7 mở rộng cũng dự kiến thông qua “Chương trình hành động Hiroshima về An ninh lương thực toàn cầu tự cường”.
Sự tham dự của Việt Nam khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp cho nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác, duy trì tăng trưởng và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế.
Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là liên minh gồm các nước Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy. Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức thường niên, tập trung trao đổi, thúc đẩy, giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu.
Trong khi đó, Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng được tổ chức trong khuôn khổ hội nghị G7, với sự tham dự của các nước và tổ chức quốc tế khách mời. Hội nghị G7 mở rộng lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2000.
Việt Nam nhất quán coi Nhật Bản là đối tác chiến lược tin cậy
Chiều 6/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thư ký Ban An ninh quốc gia Nhật Bản Akiba Takeo đang có chuyến thăm Việt Nam.
Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân để bao gồm cả Belarus
Thư ký Hội đồng An ninh LB Nga Sergey Shoigu ngày 24/1 tuyên bố ô hạt nhân của Nga hiện đã bao gồm cả Belarus và có thể được sử dụng theo cùng khuôn khổ kịch bản như khi Nga phòng thủ.
Nga sẵn sàng đàm phán với Mỹ về giải trừ vũ khí hạt nhân
Người phát ngôn Điện Kremlin tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán với Mỹ về giải trừ vũ khí hạt nhân, nhưng cần tính đến cả tiềm năng vũ khí hạt nhân của các đồng minh của Mỹ là Anh và Pháp.