Một cơ sở lọc dầu ở ngoại ô Moskva, Nga. Ảnh: TTXVN. |
Theo hãng tin TASS, ngày 10/5, Bộ Tài chính Nga thông báo thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt trong ngân sách của nước này trong thời gian từ tháng một đến tháng 4 giảm 52% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 2.200 tỷ ruble (tương đương 28,9 tỷ USD).
Theo bộ trên, nguyên nhân khiến thu nhập từ dầu khí giảm mạnh là do giá hỗn hợp dầu Urals và xuất khẩu khí đốt tự nhiên giảm.
Trong khi đó, thu nhập ngoài lĩnh vực dầu khí đạt 5.500 tỷ ruble (tương đương 72,2 tỷ USD) - tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo báo cáo, trong 4 tháng đầu năm, thâm hụt ngân sách của Nga ở mức 3.400 tỷ ruble (43,8 tỷ USD) do chi tiêu nhiều, trong khi thu nhập từ dầu khí giảm mạnh.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov đã khẳng định thâm hụt ngân sách của Nga năm nay sẽ không vượt ngưỡng 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tuy nhiên, các thể chế tài chính, trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các chuyên gia kinh tế cho rằng thâm hụt ngân sách của Nga sẽ vượt mức này.
Ngân hàng Trung ương Nga đã nhiều lần cảnh báo thâm hụt ngân sách tiềm ẩn nguy cơ lạm phát. Ngân hàng này đã duy trì mức lãi suất 7,5% kể từ tháng 9/2022.
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.