Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thu nhập nhân viên 5 ngân hàng 'đình đám' Việt Nam

Cao nhất lên tới 20 triệu/tháng, ít cũng gần chục triệu, từ những năm 2007-2008, thu nhập ngành ngân hàng đã là niềm ao ước của nhiều người.

Thu nhập nhân viên 5 ngân hàng 'đình đám' Việt Nam

Cao nhất lên tới 20 triệu/tháng, ít cũng gần chục triệu, từ những năm 2007-2008, thu nhập ngành ngân hàng đã là niềm ao ước của nhiều người.

1. Vietcombank:

Là một trong những nhà băng tốp đầu về quy mô, chuyện lương, phụ cấp hay thu nhập của ngân hàng này năm nào cũng thu hút sự chú ý của dư luận. Hiện tại, chưa có thông tin chính thức về lương bình quân cán bộ, nhân viên, song nếu nhìn vào kết quả kinh doanh sau 9 tháng đầu năm của ngân hàng này, năm nay, thu nhập của nhân viên Vietcombank có thể vẫn ổn định.

Những năm trước đó, đây cũng là nhà băng “chịu chi” cho nhân viên, khi mức lương bình quân năm 2009 của cán bộ nhân viên là 14,7 triệu đồng/người/tháng; năm 2010 là 20,2 triệu đồng/người/tháng và 2011 là trên 18,4 triệu đồng. Theo nguồn tin từ Vietcombank, số tiền nói trên là thu nhập bình quân, bao gồm cả một số khoản khác như tiền bảo hiểm, chi phí. Do đó, thu nhập bình quân của nhân viên nhà băng này thực tế không cao như vậy.

 2. Vietinbank:

Hai năm liên tiếp, Vietinbank là cái tên gây xôn xao khi chi trả thu nhập và lương bình quân cho cán bộ công nhân viên cao nhất ngành ngân hàng. Năm 2011, mỗi nhân viên nhà băng này nhận trung bình 20,14 triệu đồng/người/tháng; còn năm 2010 là hơn 18,3 triệu đồng/người/tháng.

Năm nay, chưa có số liệu chính thức về lương, phụ cấp, song báo cáo tài chính hết quý III của Vietinbank cũng cho thấy nhà băng này đã cắt giảm 45% quỹ tiền lương dù lợi nhuận tăng 70% so với cùng kỳ 2011.

3. Eximbank:

Năm 2011, số liệu ghi nhận tại ngân hàng này tăng khá mạnh so với 2010, bình quân mỗi nhân viên nhận 16,1 triệu đồng/tháng tiền lương và 17,8 triệu đồng với thu nhập. Còn năm 2010, mức này lần lượt là 9,6 triệu đồng/người/tháng với lương và hơn 10,5 triệu đồng với thu nhập. Tương tự, 2009, mức này là 10,05 và trên 11 triệu đồng.

Kết quả kinh doanh của Eximbank sau 3 quý đầu năm không hiệu quả như mong muốn. Báo cáo tài chính mới công bố của ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận lũy kế 9 tháng đầu năm giảm 9,4% so với cùng kỳ 2011 và mới hoàn thành 53% kế hoạch năm. Do đó, nhiều khả năng, chuyện lương thưởng sẽ không suôn sẻ như các năm trước.

Eximbank nổi tiếng với vụ Phó chủ tịch Hội đồng quản trị từ nhiệm (ông Phạm Trung Cang) và vị Chủ tịch (ông Lê Hùng Dũng) thường có phát ngôn gây sốc cả trong lĩnh vực bóng đá lẫn ngân hàng.

4. ACB:

Đây là một trong số những ngân hàng công khai chi tiết mức lương bình quân dành cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Trong báo cáo thường niên của ngân hàng này, từ năm 2007, bình quân mỗi nhân viên tại ACB đã xấp xỉ 8,5 triệu đồng/tháng, sang đến 2008 là gần 8,7 triệu đồng, năm 2009 9,9 triệu đồng. Hai năm gần đây hơn là 2010 và 2011, thu nhập bình quân một năm lần lượt là 123 và 171 triệu đồng, tương đương 10,25 triệu đồng và 14,25 triệu đồng. 

Tuy nhiên, tại ngân hàng này, việc tăng lương diễn ra thường xuyên. Tháng 10/2009, tính bình quân, mỗi nhân viên nhà băng này được 18 tháng lương. Còn thưởng Tết năm 2011 dành cho nhân viên của ACB cũng từ 10 đến 18 tháng lương. Theo nhận định, đây là một mức thưởng khá cao ngay cả khi ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù.

Ngoài chuyện lương thương, thưởng, ACB đình đám ngành ngân hàng bởi vụ CEO Lý Xuân Hải bị bắt và nhiều thành viên hội đồng quản trị bị khởi tố.

5. SHB:

Trả lời về mức thu nhập cũng như lương thưởng sau khi sáp nhập với Habubank, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cho biết sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc cũng như năng lực, hiệu quả của từng vị trí, bộ phận. Các năm trước, khi chưa sáp nhập với Habubank, thu nhập bình quân của SHB là 7,9 triệu đồng (2009), 7,4 triệu đồng (2008). Năm 2010, mỗi nhân viên nhà băng này nhận về hơn 10,3 triệu đồng/tháng. Đến năm 2011, mức này xấp xỉ 13,5 triệu đồng/tháng.

Lương thưởng không "vang danh" ngành ngân hàng nhưng SHB nổi tiếng với vụ sáp nhập Hubabank và tiếng tăm của vị Chủ tịch có tên gọi thân mật "Bầu Hiển" (ông Đỗ Quang Hiển).

Thu nhập ngân hàng 2012 khó đạt mức 'khủng' 

Năm nay, đến thời điểm này, chưa ngân hàng nào công bố chi tiết về mức lương, thu nhập bình quân dành cho nhân viên. Tuy vậy, không ít người trong ngành có cái nhìn khá bi quan về vấn đề được cho là “tế nhị” này. Trao đổi với phóng viên, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu, ông Nguyễn Thanh Toại cho hay, chắc chắn thu nhập nhân viên nhiều nhà băng sẽ không cao như những năm trước. Điều này xuất phát từ nhiều lý do, song về cơ bản nhất vẫn là khó khăn riêng của ngành ngân hàng và của chung nền kinh tế trong năm 2012.

Năm 2011, tài chính, ngân hàng tăng lương ít nhất

Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn số liệu từ báo cáo Towers Watson Việt Nam - một đơn vị chuyên tư vấn nhân sự và quản trị rủi ro tài chính cho doanh nghiệp cho thấy, trong các ngành được khảo sát, mức tăng lương của nhóm lĩnh vực tài chính, ngân hàng thấp nhất, chỉ khoảng 12,2%. Trong khi đó, quán quân tăng lương thuộc về nhóm ngành sản xuất (14,8%) và công nghệ thông tin (14,7%). Còn mức chung của các doanh nghiệp là khoảng 13,8%.

Bảng thu nhập ngân hàng qua các năm:

Ngân hàng

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Vietcombank

 

20,2

18,4

Vietinbank

18

18,3

20,14

Eximbank

11

10,5

17,8

ACB

9,9

10,25

14,25

SHB

7,9

10,3

13,5

(Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng/ Đơn vị tính: triệu đồng/tháng)

 Lan Anh

Theo Infonet

 Lan Anh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm