Trong nghiên cứu về sức khỏe quy mô nhất lịch sử nhân loại, các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã nghiên cứu về cuộc sống của cùng một nhóm người trong hơn 85 năm. Bằng cách xem xét sự phát triển của con người trong suốt một vòng đời, các nhà nghiên cứu hy vọng tìm ra các xu hướng giúp họ hiểu rõ hơn về những yếu tố nào sau cùng dẫn đến một cuộc sống tốt đẹp và lâu dài.
Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sự hài lòng lâu dài không đến từ tiền bạc, địa vị hoặc của cải vật chất. Những người hạnh phúc và khỏe mạnh nhất cho thấy họ có các mối quan hệ giữa các cá nhân mạnh mẽ, trong khi những người cô đơn thường trải qua sự suy giảm về sức khỏe thể chất và tinh thần khi họ già đi.
Giám đốc chương trình, ông Robert Waldinger, đã chia sẻ phát hiện quan trọng đó trong một bài thuyết trình tại TED Talk được xem tới 44 triệu lần. Kết luận của ông là “Sự cô đơn giết chết con người”.
Trong cuốn sách của ông mang tên Tribe: On Homecoming and Belonging (Tạm dịch: Bộ lạc: Một mình và Thuộc về), Sebastian Junger viết: “Khi xã hội hiện đại hóa, con người nhận thấy mình có thể sống độc lập và tách khỏi bất kỳ nhóm cộng đồng nào".
"Một người trưởng thành sống trong một thành phố hiện đại hoặc ngoại ô có thể trải qua một ngày hoặc cả cuộc đời mà gần như chỉ gặp những người hoàn toàn xa lạ. Họ có thể được bao quanh bởi những người khác nhưng vẫn cảm thấy cô đơn một cách sâu sắc và nguy hiểm".
“Các bằng chứng đã cho thấy một điều rất rõ ràng là sự cô đơn gây khó khăn cho cuộc sống chúng ta. Mặc dù hạnh phúc nổi tiếng là khó đo lường, nhưng bệnh tâm thần thì không".
"Các nghiên cứu cho thấy rằng xã hội hiện đại, bất chấp những tiến bộ gần như kỳ diệu trong y học, khoa học và công nghệ, vẫn phải gánh chịu một tỷ lệ trầm cảm, tâm thần phân liệt, sức khỏe kém, lo lắng và căng thẳng kinh niên cao nhất lịch sử loài người. Thay vì giúp mọi người thoát khỏi chứng trầm cảm lâm sàng, sự giàu có đang ngày càng tăng trong xã hội dường như lại thúc đẩy nó.”
"Tôi đã thật may mắn. Một điều kỳ diệu đã xảy ra giúp tôi vượt qua nỗi cô đơn và bắt đầu cuộc sống hữu ích, mãn nguyện. Nó khiến tôi tự hỏi: Điều gì sẽ xảy ra với hàng triệu người không may như tôi? Có phải chúng ta đang đánh mất tiềm năng sáng tạo, trí tuệ và khả năng lãnh đạo của cả một thế hệ vì sự cô đơn?"
Robert Christiansen, Phó chủ tịch Đổi mới tại Hewlett Packard Enterprise, dự đoán rằng sự chuyển đổi đã diễn ra. Ông nói: “Con người là những sinh vật xã hội, và chúng ta cần được ở gần những người khác".
"Có một nguồn năng lượng và sự trao đổi diễn ra trong khoảng cách đó. Khi tôi nhìn thấy bạn và bạn nhìn thấy tôi, tôi trở thành hiện thực thông qua các tương tác xã hội của cộng đồng. Điều này giúp xây dựng tính bền vững của cá nhân và giúp chúng ta trở nên kiên cường hơn với tư cách một con người".
“Trong vài năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự suy giảm nhanh chóng của khả năng đạt được ý nghĩa và sự phù hợp trong địa vị xã hội của mình vì chúng ta đã chuyển hướng sang công nghệ chứ không phải sang cộng đồng loài người. Xu hướng này sẽ đổi chiều. Điều đó đã xảy ra rồi.”
Một nghiên cứu của First Round Capital đã xác nhận ý kiến này khi phát hiện ra 80% các công ty khởi nghiệp đang đầu tư vào cộng đồng như một chiến lược marketing chính và 28% coi đó là “quan trọng nhất đối với thành công của họ”.
Đây là một cái nhìn có giá trị vào tương lai của marketing. Tại sao các công ty khởi nghiệp đột nhiên tập trung quá nhiều vào cộng đồng? Bởi vì đó là những gì khách hàng muốn, là những gì khách hàng cần và nó hiệu quả.
Các công ty đang từ bỏ kiểu quảng cáo "thâm căn cố đế" để hướng đến sự tươi mới trong tìm hiểu khách hàng, chia sẻ thông tin, đồng sáng tạo sản phẩm và xây dựng mối liên kết cảm xúc dẫn đến lòng trung thành và sự ủng hộ thương hiệu.
Cộng đồng tốt cho các công ty và cũng tốt cho khách hàng. Một loạt nghiên cứu cho thấy việc thuộc về một cộng đồng thương hiệu giúp nâng cao lòng tự trọng, sự tự nhận diện và lòng tự hào của một người như thế nào. Chia sẻ lịch sử, ngôn ngữ và tinh thần chung với một cộng đồng góp phần tạo nên cảm giác mạnh mẽ của sự thuộc về.
Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng.
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Xem thêm bình luận