Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thiếu nữ vá trinh vì những hủ tục ghê người

Lén lút đến phòng khám phụ khoa ở thủ đô Rabat (Ma-rốc), Nawal muốn lấy lại "cái ngàn vàng" của mình để mong có một cuộc hôn nhân hoàn hảo và người chồng tốt.

Thiếu nữ vá trinh vì những hủ tục ghê người

Lén lút đến phòng khám phụ khoa ở thủ đô Rabat (Ma-rốc), Nawal muốn lấy lại "cái ngàn vàng" của mình để mong có một cuộc hôn nhân hoàn hảo và người chồng tốt.

Với 2.500 dirham (tiền Ma-rốc) vay mược được, cô chi trả hoàn toàn cho cuộc phẫu thuật với hi vọng sự can thiệp của bác sĩ sẽ giúp mình trở thành một người con gái thanh khiết, để có gia đình hạnh phúc và cũng tránh khỏi những hủ tục ghê người ở quốc gia này.

Nawal, cô công nhân dệt may 26 tuổi chia sẻ với Reuters: “Người anh em họ ngỏ lời kết hôn với tôi vì tin rằng tôi là một trinh nữ. Tôi chấp nhận lấy anh ta vì tôi cần một tấm chồng. Vì thế, tôi cần sự giúp đỡ của bác sĩ để cả hai chúng tôi đều đạt được điều mình muốn”.

Thiếu nữ vá trinh vì những hủ tục ghê người

Cuộc đời rẽ hướng vì không còn là trinh nữ. (Ảnh minh họa)

Vá màng trinh là thủ thuật không quá khó khăn đối với các bác sĩ phụ khoa. Họ sẽ dùng những mũi kim chuyên dụng để khâu lại phần màng trinh bị rách trước đó, giúp các cô gái ra máu trong đêm tân hôn. Dù đau đớn nhưng vết máu đó không chỉ là tấm vé cho các cô gái bước vào một cuộc hôn nhân êm ả, mà còn là vấn đề sống còn của một cô dâu trong thế giới Ả-rập.

Cũng như những gia đình khác, cha mẹ của Nawal muốn tổ chức đám cưới cho cô thật hoành tráng theo nghi lễ truyền thống Sabah. Những người họ hàng sẽ diễu hành trên đường phố với tấm vải lót dính máu - bằng chứng cho sự trinh tiết của cô trước khi kết hôn, và cũng là danh dự của gia đình.

“Họ sẽ nhận được thứ mà họ muốn”, Nawal kiên quyết. Mặc dù thú nhận việc “phục hồi trinh tiết” là không chính thống ở Ma-rốc, nhưng cô cho rằng đó là “trò chơi” công bằng đối với phụ nữ. “Tôi mất đi sự trong trắng của mình như tất cả những phụ nữ khác. Đó là bởi vì một gã đàn ông”, cô cay đắng nói.

Nawal chỉ là một trong những điển hình cho sự sợ hãi hủ tục của những thiếu nữ trẻ ở các quốc gia Hồi giáo Bắc Phi. Nó cho thấy sự bất công bằng đối với phụ nữ ở những quốc gia vốn bị coi là hà khắc và trọng nam khi nữ. Mặc dù những cải cách đã cho phụ nữ nhiều quyền hơn trong cuộc sống, nhưng trinh tiết vẫn là điều tối quan trọng đối với những thiếu nữ trước khi kết hôn, đặc biệt là ở những vùng nông thôn lạc hậu và những khu ổ chuột ở thành phố.

Những cô gái Ma-rốc không bao giờ dám nói chuyện với cha mẹ về quan hệ tình dục hay việc mình không còn là trinh nữ. Điều đó thực sự là tiếng sét đối với những bậc sinh thành ở đất nước này. Thậm chí, cha mẹ còn không chấp nhận những đứa con gái như thế, bởi chúng làm ô danh gia đình.

Việc bị gia đình nhà chồng phát hiện không còn trinh trắng sẽ thực sự đẩy các thiếu nữ Ma-rốc xuống địa ngục. Gia đình nhà chồng sẽ khinh thường coi rẻ, thậm chí có thể đuổi cô con dâu ra khỏi nhà. Đó thực sự là một điều sỉ nhục đối với gia đình cô gái. Họ sẽ bị cả làng cười chê, bạn bè coi rẻ, khinh thường. Những thiếu nữ “trót dại” chỉ còn hai con đường để lựa chọn: hoặc là sống tiếp kiếp tôi đòi rẻ mạt ở nhà chồng, hoặc lang thang không nơi dừng chốn đỗ để rồi trở thành gái bán hoa rẻ rúng.

Nhà xã hội học Soumaya Naamane Guessous cho biết, tỉ lệ gái mại dâm “tăng lên hàng ngày bởi sự gia nhập của những thiếu nữ mất trinh không thể về nhà”. Đó thực sự là cuộc sống địa ngục đối với những thiếu nữ trẻ bị hủ tục dày vò.

Mặc dù sự phát triển của các phương tiện truyền thông đã giúp thay đổi suy nghĩ trên nhiều mặt của người dân Ma-rốc, nhưng vấn đề trinh tiết dường như vẫn cố hữu bất dịch. Nói về vấn đề này, nhà báo, nhà biên kịch Fatema Koukili chia sẻ: “Trinh tiết vẫn là điều rất nhạy cảm trong tâm trí nhiều người dân Ma-rốc. Bạn không thể thay đổi những gì đã tồn tại và khắc sâu trong 14 thế kỉ chỉ trong vòng 20 năm”. Vì thế mà, không ít thiếu nữ trẻ Ma-rốc sẽ vẫn phải sống kiếp khổ đau, chỉ vì "phần không cần thiết" mà tạo hóa quên chưa lấy đi trên cơ thể họ.

Trịnh Duy

Theo Bưu điện Việt Nam

Theo Bưu điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm