Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thiếu giấy in, giới truyện tranh không kịp đáp ứng độc giả

Tại hội nghị Diamond Retailer Summit, Mỹ, giới xuất bản, phát hành truyện tranh đã trao đổi thông tin, kinh nghiệm, xu hướng và thách thức mới.

Thieu giay in anh 1

Gian hàng của Visi8 từ Indonesia đến tham dự Diamond Retailer Summit. Ảnh: Heidi MacDonald.

Các nhà xuất bản và nhà bán lẻ trong ngành truyện tranh cho biết nhu cầu của độc giả đang tăng cao. Tuy vậy, giá giấy tăng cao, việc thiếu giấy in khiến giới xuất bản không đáp ứng đủ nhu cầu của người đọc.

Nhu cầu đọc truyện tranh tăng cao trong đại dịch

Trong hai năm trải qua đại dịch Covid-19, nhu cầu đọc truyện tranh của trẻ em cũng như nhu cầu đọc nói chung đã tăng mạnh, đánh dấu quãng thời gian tăng trưởng doanh số lịch sử của ngành truyện tranh.

Dù trong vài tháng trở lại đây, mức tăng trưởng đã chậm lại do lạm phát và các vấn đề về chuỗi cung ứng, doanh số của ngành nhìn chung vẫn tốt hơn so với thời điểm trước đại dịch năm 2019. Vì vậy hội nghị lần này được xem là cơ hội cho các nhà bán bán lẻ trao đổi thông tin và kinh nghiệm với nhau về kế hoạch cho những tác phẩm mới và cách đối mặt với thách thức mới.

Hội nghị năm nay còn gây chú ý bởi sự vắng mặt của 5 tên tuổi lớn trong ngành truyện tranh là Marvel, DC, Image, Dark Horse, IDW. Đây là cuộc hội tụ đầu tiên kể từ cuộc biến động của ngành truyện tranh diễn ra sau khi Diamond’s 2020 tạm đóng cửa vì đại dịch. Kể từ đó, Marvel và DC, hai nhà xuất bản trực tiếp lớn nhất, đều rời Diamond.

DC chuyển qua Lunar, một công ty phân phối mới do mình lập ra, còn Marvel thì bắt tay hợp tác với Penguin Random House Publisher Services. Dark Horse và IDW, trong số năm nhà xuất bản truyện tranh hàng đầu, cũng đã rời đi và chuyển sang PRH. Image - khách hàng lớn nhất của Diamond ở thời điểm hiện tại, đã không đến tham dự nhưng vẫn có sự kết nối từ xa.

Với sự vắng mặt của năm nhà phát hành thị trường trực tiếp lớn nhất, những người chơi khác đã tăng cường đưa thông điệp của họ trước các nhà bán lẻ.

Nói về tăng trưởng doanh thu lớn trong thị trường manga phải kể đến nhà sản xuất bản truyện tranh Viz Media có trụ sở tại Mỹ. Đơn vị này tăng trưởng nhờ doanh thu từ các tác phẩm của bậc thầy truyện tranh kinh dị Nhật Bản Junji Ito; các tác phẩm đặc trưng cổ điện và hiện đại...

Đối mặt với vấn đề thiếu giấy in

Dan DiDio, đại diện Nhà xuất bản Frank Miller Presents - nói: “Đã qua cái thời chúng ta tự hỏi nhau liệu chúng ta còn có thể bán thêm cuốn truyện tranh nào nữa không, bây giờ, vấn đề là chúng ta còn không có đủ giấy để in số truyện mà mình bán”.

Trước tình trạng thiếu gỗ, giá giấy tăng trên toàn cầu đang ảnh hưởng ngành xuất bản nói chung, ngành công nghiệp truyện tranh cũng không tránh khỏi vấn đề này. Để giữ được mức tăng trưởng trong doanh số cũng như đáp ứng nhu cầu đọc truyện tranh đang tăng, trước tiên các nhà xuất bản và bán lẻ cần có sự thay đổi và đề ra các phương án hiệu quả hơn.

Đại diện các đơn vị xuất bản, phát hành tham gia hội nghị Diamond cũng nêu giải pháp cho ngành truyện tranh, nhằm đa dạng hóa các phân khúc kinh doanh khác, bao gồm nhằm vào thị trường sưu tầm, một thể loại văn hóa đại chúng khác đã bùng nổ về quy mô trong thời kỳ đại dịch.

Thị trường đồ sưu tầm tổng thể ước tính là hơn 400 tỷ USD vào năm 2021. Tuy nhiên, đây cũng là một phân khúc nhộn nhịp với sự cạnh tranh từ nhiều công ty khác như CGC, WhatNot, ShortBoxed…

Các nhà xuất bản và nhà bán lẻ trong ngành truyện tranh từ khắp thế giới đã đổ về San Diego trong 3 ngày cuối tháng 10 vừa qua để tham dự Hội nghị thường niên của ngành truyện tranh Diamond Retailer Summit 2022. Theo Publishing Weekly, sự kiện đã thu hút khoảng 250 nhà bán lẻ và hơn 20 nhà xuất bản.

Cuộc khủng hoảng giấy và cơ hội chuyển đổi số cho ngành xuất bản

Ngành công nghiệp xuất bản thiếu giấy in trầm trọng, giá giấy tăng chóng mặt. Chuyển đổi mô hình xuất bản từ giấy in sang kỹ thuật số là giải pháp tối ưu.

Hồi ký của Britney Spears chưa thể phát hành vì thiếu giấy in

Cuốn hồi ký đáng lẽ phát hành vào tháng 1, bị trì hoãn vì tình trạng thiếu giấy in.

Thanh Trần

Bạn có thể quan tâm