Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thêm nhiều sàn giao dịch bất động sản ở TP.HCM giải thể

Sự trầm lắng của thị trường bất động sản trong nhiều tháng qua đã khiến các sàn môi giới lần lượt giải thể, thậm chí có sàn buộc phải dừng hoạt động chỉ sau 8 tháng hoạt động.

Các sàn giao dịch đang đối mặt với gánh nặng vận hành bộ máy. Nhiều đơn vị buộc phải cắt giảm nhân sự, thậm chí là giải thể. Ảnh: Đình Sơn.

Sở Xây dựng TP.HCM vừa công khai thông tin hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn. Theo đó, cơ quan này cho biết hiện trên địa bàn TP có 59 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động, giảm một sàn so với thời điểm giữa tháng 1.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng công bố thông tin chấm dứt hoạt động của 9 sàn giao dịch. Trong đó, ngoài 6 sàn giao dịch được Sở Xây dựng công bố trong tháng đầu năm, cơ quan này cập nhật thêm 3 sàn dừng hoạt động.

Cụ thể, các sàn này bao gồm: Sàn giao dịch bất động sản Vieland của Công ty TNHH Dịch vụ bất động sản Vieland (quận 3), thành lập tháng 4/2021; Sàn giao dịch bất động sản Goland của Công ty CP Đầu tư Phát triển quỹ đất Goland (quận 1), thành lập tháng 3/2019; Sàn giao dịch bất động sản Kim Cúc Land của Công ty CP Đầu tư Kim Cúc Land (quận Bình Thạnh), thành lập tháng 5/2022.

Thực tế, sự trầm lắng của thị trường bất động sản trong nhiều tháng qua đã khiến các sàn môi giới phải tìm nhiều cách xoay xở, thậm chí giải thể dù vừa mới thành lập được 8 tháng.

Trong tham luận gửi hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh ngày 17/2, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cũng cho biết doanh nghiệp môi giới bất động sản chật vật, thậm chí nhiều chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải bán tài sản cá nhân để duy trì hoạt động. Số môi giới phải nghỉ việc lên đến hàng chục nghìn người, ước đạt 80% lực lượng.

Số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước, ước lượng gần 1.200 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản bộ máy lao động, thậm chí dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng dự án dở dang; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO...

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Kiến nghị chưa đánh thuế nhà, đất thứ hai ở TP.HCM

HoREA đề nghị khi nghiên cứu đánh thuế người có nhiều nhà đất hoặc chậm, không đưa vào sử dụng cần phải đánh giá tác động đầy đủ, chính xác với các đối tượng.

Bộ KHĐT nói về sức ép giải ngân hơn 700.000 tỷ đồng đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng trách nhiệm giải ngân vốn đầu tư công nặng nề hơn khi năm nay phải giải ngân 700.000 tỷ đồng, tăng 140.000 tỷ so với năm ngoái.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm