Anh là quốc gia tiếp theo cấm sử dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ sau Mỹ, Canada và Bỉ. Ảnh: Bloomberg. |
Theo The Times, Văn phòng Truyền thông chính phủ Anh (GCHQ) đang đánh giá rủi ro về nhạy cảm thông tin và dự kiến sớm đưa ra quy định cấm sử dụng TikTok sau khi tham khảo ý kiến của cơ quan phản gián nước này.
Anh là nước tiếp theo cảnh giác trước nguy cơ chính quyền Trung Quốc sử dụng nền tảng TikTok để thu thập thông tin người dùng. Trước đó, Mỹ, Canada và Bỉ đã lần lượt đưa ra quy định cấm sử dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ.
Chủ tịch Hạ viện Anh, bà Alicia Kearns, cũng tiết lộ "nhiều nghi vấn quanh khả năng TikTok hoạt động như một gián điệp dữ liệu".
Nhiều tổ chức, cơ quan chức năng của Anh đã đóng kênh TikTok chính thức nhưng nhiều thượng nghị sĩ và bộ trưởng vẫn đang sử dụng nền tảng này để tiếp cận các cử tri trẻ.
Thuộc sở hữu của tập đoàn ByteDance ở Trung Quốc nhưng TikTok khẳng định đã chuyển trụ sở về Singapore vào năm 2020. TikTok đã tách khỏi tập đoàn mẹ của Trung Quốc từ lâu và phần lớn quyền sở hữu hiện nằm trong tay các nhà đầu tư quốc tế.
TikTok phủ nhận thông tin về việc chính quyền Trung Quốc đang kiểm soát và có thể truy xuất dữ liệu của nền tảng này, tuy nhiên công ty cũng thừa nhận rằng một vài nhân viên tại Trung Quốc có khả năng tiếp cận dữ liệu của người dùng châu Âu.
Trước đó, phản hồi về lệnh cấm của chính phủ Bỉ, TikTok bày tỏ sự thất vọng với lệnh cấm và cho rằng những nguyên nhân Thủ tướng Bỉ đưa ra chỉ dựa trên những thông tin sai lệch. Nền tảng video Trung Quốc sẵn sàng gặp mặt các chính khách để giải quyết mọi khúc mắc và làm sáng tỏ những hiểu lầm.
“Chính phủ Trung Quốc không có cách nào ép buộc một quốc gia phải giao nộp dữ liệu đang được lưu trữ trong chính lãnh thổ quốc gia đó”, TikTok nhấn mạnh.
Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội
Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.