Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Thể thao Việt Nam cần thêm thời gian để giành huy chương Olympic

Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh cho rằng vấn đề ở chỗ mức độ đầu tư và quản lý việc thực hiện chiến lược phát triển thể thao Việt Nam trong những năm qua của các cấp quản lý.

Bình luận

Vi dau Viet Nam trang tay o Olympic anh 1

Chương trình thi đấu của Đoàn Thể thao Việt Nam tại Olympic 2020 chưa kết thúc, nhưng có thể khẳng định không có huy chương nào cho 18 VĐV dự kỳ Thế vận hội lần thứ 32 này. Những niềm hy vọng trước ngày lên đường đều đã xuất quân và không thể tiến sâu.

So với 5 năm trước, Đoàn Thể thao Việt Nam có thành tích giảm sút, cả về số lượng VĐV tham dự lẫn thành tích. Tại Rio 2016, chúng ta có 23 VĐV tham dự ở 10 môn, giành một HCV, một HCB và thiết lập một kỷ lục (đều do xạ thủ Hoàng Xuân Vinh).

Qua trao đổi, Nguyên vụ trưởng Vụ thể thao Thành tích cao - Ủy ban TDTT, Nguyên trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại nhiều đại hội quốc tế Nguyễn Hồng Minh nêu lên những vấn đề của đoàn tại Olympic lần này. Ông đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố đồng cảm với kết quả đáng buồn của các VĐV.

Vấn đề chiến lược của ngành thể thao

Từ 2010, Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển TDTT Việt Nam. Trong đó có chiến lược phát triển thể thao thành tích cao. Trong chiến lược đã chỉ rõ muc tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp phát triển TDTT nói chung và thể thao thành tích cao nói riêng. Chiến lược xác định tập trung đầu tư cho một số môn, một số nội dung mũi nhọn và một số VĐV xuất sắc có khả năng giành huy chương châu lục và Olympic.

"Điều đó là đúng đắn trong điều kiện đầu tư kinh phí hạn hẹp và không thể có điều kiện đầu tư cho đào tạo VĐV trẻ. Vì thế ở Olympic Tokyo 2020, Nguyễn Tiến Minh đã 38 tuổi vẫn tham dự, Hoàng Xuân Vinh 47 tuổi rồi, Nguyễn Thị Ánh Viên đã sang tuổi 25 - độ tuổi đi xuống ở môn bơi. Không có ai đủ sức thay thế và họ vẫn phải gánh vác", ông Minh mở đầu.

"Tập trung đầu tư trọng điểm cho VĐV xuất sắc là đúng. Nhưng tài năng trẻ không được quan tâm đúng mức, thì không tạo ra những thế hệ kế cận. Đó là vấn đề chiến lược. Giai đoạn 2019-2020 ngành thể thao từng phải giải tán các đội tuyển trẻ vì thiếu kinh phí rồi", vị cựu lãnh đạo ngành thể thao nói.

Vi dau Viet Nam trang tay o Olympic anh 2

Tiến Minh đã 38 tuổi nhưng vẫn độc tôn trong làng cầu lông Việt Nam. Ảnh: Getty.

Ông Minh cũng bày tỏ quan điểm chia sẻ với những khó khăn liên quan đến kinh phí đầu tư cho ngành thể thao. Vị này cho rằng không dễ gì để giải quyết vấn đề mang tính cốt lõi nói trên. Vì kinh phí hạn hẹp nên phải tập trung vào số ít nội dung trọng điểm, vấn đề phát triển không được quan tâm đúng mức. Vì tập trung vào số ít nội dung trọng điểm, vấn đề phát triển không được quan tâm đúng mức. Đó là trở ngại lớn nhất của thể thao Việt Nam và nhiều năm qua chưa có hướng giải quyết phù hợp.

"Để có thành công tại đấu trường Olympic, thể thao Việt Nam cần quá trình chuẩn bị, đặc biệt là sự đầu tư có hệ thống. Quản lý chặt chẽ việc đào tạo VĐV trong nhiều năm và phải áp dụng khoa học kỹ thuật để quản trị, quản lý quá trình tập luyện.

Việc các VĐV đến Olympic với thể trạng không tốt, chấn thương kéo mà không được chữa trị tới nơi nới chốn nhưng vẫn phải tham gia đấu là biểu hiện của vấn đề quản lý và đầu tư chưa tốt", ông Minh nêu quan điểm.

"Chiến lược phát triển, đường lối phát triển, quản lý phát triển là vấn đề thuộc về các cấp lãnh đạo chứ không phải trách nhiệm của VĐV. Nhờ có đầu tư tốt, chiến lược tốt, quản lý thực hiện chiến lược tốt thì sẽ có được VĐV tốt. Ngược lại, không thể đòi hỏi có những VĐV tốt khi những vấn đề ấy không được đảm bảo. Đó là cả một quá trình nhiều năm với sự nghiêm túc. Đó là quá trình đầu tư dài hạn và tốn kém. Những điều đó, thể thao Việt Nam chưa làm được".

Vi dau Viet Nam trang tay o Olympic anh 3

Kim Tuyền (giáp xanh) thất bại trước Panipak Wongpattanakit của Thái Lan, người sau đó giành HCV hạng dưới 49 kg nữ môn taekwondo. Ảnh: Getty.

Chuyên gia này nhắc tới Thái Lan và Indonesia, hai quốc gia cùng khu vực Đông Nam Á. Những ví dụ rất gần với Việt Nam cho thấy vấn đề trong chiến lược của các cấp lãnh đạo ngành thể thao. "Tại sao Thái Lan có tới 5 HCV cử tạ, 4 HCV boxing ở kỳ đại hội trước, giờ lại có thêm HCV taekwondo? Vì họ có chiến lược, mục tiêu phát triển rõ rang từ những năm 1970 - 1980. Và họ có sự đầu tư lớn từ nguồn lực của xã hội. Tương tư như vậy là Indonesia ở các môn cử tạ và cầu lông… họ xây dựng được hệ thống và đầu tư tốt", ông nói.

Nỗ lực, cố gắng, tự hào, ý chí... không thể thay thế thành tích

Một trong những vấn đề ông Minh tâm tư là nhận thức và tư duy về thể thao thành tích cao của số đông. Theo quan điểm của vị này, VĐV dự thi các giải đấu, cụ thể ở đây là Olympic, phải đặt mục tiêu giành thành tích thay vì hô hào khẩu hiệu nỗ lực, tự hào, ý chí. "Những thứ đó là cần thiết. Nhưng tư duy cho rằng được dự Olympic, được thi đấu với những ngôi sao của thế giới, đã vượt qua tiêu chuẩn vòng loại… đã là tự hào rồi, tư duy đó phải được thay đổi. Cần giáo dục VĐV của chúng ta nỗ lực, ý chí tập luyện trong quá trình chuẩn bị và quyết tâm thi đấu giành huy chương khi ở Olympic. Và việc giành huy chương ở Olympic mới là niềm tự hào", ông nói.

Ở đấu trường này các nhà chuyên môn và các nhà quản lý thể thao thành tích cao cần quan tâm đến việc phân tích cụ thể và đánh giá đúng năng lực, trình độ của đối thủ cũng như của chúng ta. Thực tế ở đấu trường Olympic cho thấy trình độ các VĐV rất cao và chúng ta chỉ có một vài VĐV gần tiếp cận với họ. Không nên tồn tại cách suy nghĩ cho rằng lấy thành tích của một vài giải đấu trong quá trình chuẩn bị, lấy kết quả trong tập luyện thường ngày để nghĩ rằng VĐV có thể tranh chấp huy chương với những đối thủ khác. Vì trên thực tế, trình độ thể thao của các VĐV đến dự Olympic vượt xa chúng ta”.

Vi dau Viet Nam trang tay o Olympic anh 4

Nỗ lực thôi là không đủ để Hoàng Thị Duyên giành huy chương tại Olympic Tokyo 2020. Ảnh: Getty.

Covid-19 cũng là một vấn đề đáng lưu tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chuẩn bị cho sự kiện thể thao trọng đại này. Ông Minh chia sẻ: "Trong tập luyện sức mạnh, chỉ cần nghỉ 3-5 ngày là mất đi 3-5% kết quả. Ví dụ, các đô cử từ nâng mức tạ tối đa 100 kg, sau 3 đến 5 ngày nghỉ chỉ còn nâng được mức 95 kg và họ cần đúng khoảng thời gian nghỉ đó để lấy lai kết quả cũ. Điều này đã được khoa học huấn luyện thể thao xác định. Đó là quy luật sinh học. VĐV chịu rất nhiều ảnh hưởng nếu không được tập luyện, thi đấu một cách có hệ thống và liên tục".

"Quá trình chuẩn bị của các VĐV cho Olympic lần này cũng bị động hơn rất nhiều so với những lần trước. Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh nhận giấy mời và có quyết định tham dự chỉ 10 ngày trước khi thành lập đoàn. Tất cả những khó khăn đó, dù chủ quan hay khách quan, tôi cho rằng chúng ta nên có góc nhìn chia sẻ với VĐV".

Song, ông Minh cho rằng không thể lấy những điều đó để lý giải cho những thất bại của thể thao Việt Nam. Sau 40 năm tham dự, 10 kỳ Olympic đã được tổ chức, thể thao Việt Nam chưa thể vươn lên trình độ cao ở đấu trường danh giá này.

"Phải xác định rằng góp mặt tại Olympic là vinh dự, là màu cờ sắc áo, chứ không phải chỉ là hô khẩu hiệu tự hào. Mọi người cần thay đổi tư duy ấy, bởi chúng ta tham gia phong trào Olympic từ 1980 đến nay, sau 40 năm vẫn tự hào là đến dự Olympic thôi sao? Các nhà quản lý dứt khoát phải tìm cách nâng cao trình độ cho VĐV, để VĐV phải giành được huy chương.

"VĐV chỉ là sản phẩm của quá trình đào tạo và huấn luyện"

Trong suốt buổi trao đổi, chuyên gia Nguyễn Hồng Minh nhiều lần khẳng định đây không phải là thời điểm trách móc hay lên án VĐV. Họ không đáng nhận những chỉ trích chỉ bởi thi đấu không thành công ở giải đấu mà trình độ bản thân thua kém đối thủ.

"Vấn đề nằm ở tư duy và đánh giá. Kim Tuyền mới thắng một trận taekwondo, Nguyễn Văn Đương vượt qua vòng đầu tiên môn boxing, nhưng nhiều người đã nâng lên thành "kỳ tích lịch sử". Vậy các nước khác thì thành tích gì? Những kết quả, tấm huy chương ở các kỳ đại hội tiếp theo là kỳ tích gì? Tôi nói như vậy để thấy vấn đề cần thay đổi", ông nói.

“Việc thất bại ở đấu trường lớn này do công tác đầu tư và quản lý quá trình chuẩn bị chứ VĐV chỉ là một phần thôi. Trình độ VĐV chỉ là sản phẩm, là kết quả của quá trình quản lý tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác chuẩn bị mà thôi. Chúng ta cần nhìn nhận đúng và xem xét lại quá trình này - quá trình đầu tư, thực hiện chiến lược phát triển trong nhiều năm qua”.

Vi dau Viet Nam trang tay o Olympic anh 5

Các VĐV Việt Nam đã nỗ lực tối đa, nhưng sự chuẩn bị mang tính vĩ mô mới là yếu tố then chốt quyết định tới thành tích. Ảnh: Getty.

Olympic là đấu trường khắc nghiệt, hội tụ những VĐV hàng đầu trên khắp thế giới. SEA Games là cuộc chơi của 11 nước khu vực Đông Nam Á, Asian Games lần gần nhất có sự tham dự của 46 thành viên Hội đồng Olympic Châu Á (OCA), Olympic có tới 205 quốc gia và vùng lãnh thổ góp mặt.

Thực tế, những VĐV được đặt niềm tin ở Đoàn Thể thao Việt Nam đều gặp phải đối thủ sừng sỏ. Hoàng Thị Duyên phải cạnh tranh với người đang giữ kỷ lục thế giới, Trương Thị Kim Tuyền chạm trán nhà vô địch thế giới, Thạch Kim Tuấn hay Tiến Minh cũng tương tự.

Trong nhiều năm qua, ngân sách cho ngành thể thao Việt Nam còn rất hạn hẹp. Bậc quản lý thường xuyên trong cảnh thiếu kinh phí để chuẩn bị cho thể thao Việt Nam. Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thể thao thành tích cao bày tỏ tâm tư về vấn đề đầu tư cho thể thao: "Không thể chỉ dựa vào tiền bao cấp từ chính phủ.

"Nếu chỉ chờ nguồn đầu tư từ chính phủ, thể thao Việt Nam không thể đủ sức chuẩn bị cho Olympic. Chúng ta nên tính đến phương án huy động nguồn lực từ xã hội. Muốn xã hội hóa thể thao, các cấp lãnh đạo phải đổi cả cơ chế quản lý, chủ trương và chiến lược phát triển để thu hút đầu tư.

Trở lại với câu chuyện thành tích của các VĐV. Theo ông Minh, cần rất nhiều thời gian nữa, thể thao Việt Nam mới có thể đào tạo nên những lứa VĐV có thực lực. đủ tài năng để vươn tầm Olympic. "Kể cả trong trường hợp sự đầu tư ở mức cao cũng phải trải qua quy luật của sự phát triển, là đào tạo một VĐV có trình độ đẳng cấp quốc tế Olympic cần thời gian 8-10 năm, thậm chí lâu hơn, cần một sự đầu tư chuẩn bị có hệ thống như vậy mới có hy vọng".

Phần thi của Hoàng Thị Duyên ở chung kết cử tạ Olympic Hoàng Thị Duyên đạt tổng cử 208 kg và không thể giành huy chương ở chung kết hạng cân dưới 59 kg nữ chiều 27/7.

Thùy Linh gây ấn tượng trong lần đầu dự Olympic

Nguyễn Thùy Linh có thứ hạng thấp nhất trong các tay vợt tại bảng P môn cầu lông Olympic Tokyo, nhưng giành 2 trận thắng và chỉ chịu thua VĐV số một thế giới Tai Tzu-ying.

Thùy Linh: 'Không gặp tay vợt số 1 thế giới, tôi có nhiều cơ hội hơn'

Tay vợt Việt Nam tỏ ra tiếc nuối khi phải dừng bước ở vòng bảng Olympic Tokyo trong lần đầu tiên tham dự.

Đỗ Hải

Bạn có thể quan tâm