Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Thế khó của Canada sau sự ra đi của nữ hoàng Anh

Mặc dù nhiều người Canada có suy nghĩ khác về chế độ quân chủ, đặc biệt là sau sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II, rất ít dấu hiệu cho thấy quốc gia này sẵn sàng thay đổi thể chế.

nu hoang Anh qua doi anh 1

Rào cản cuối cùng đối với người nhập cư Canada là cam kết trung thành với vị vua cách xa quê hương mới của họ hàng nghìn km.

Nhiều thế hệ người Canada yêu mến Nữ hoàng Elizabeth II. Tuy nhiên, sự ra đi của bà và việc Vua Charles III kế vị đang làm dấy lên tranh luận tại đất nước đang chứng kiến sự ủng hộ chế độ quân chủ sụt giảm đều đặn.

Tuy nhiên, không giống như các nước đã cắt đứt hoặc cân nhắc cắt đứt mối liên hệ với hoàng gia Anh, Guardian nhận định Canada nhiều khả năng vẫn tiếp tục gắn bó với chế độ này.

Rắc rối

Xuyên suốt 155 năm lịch sử quốc gia Canada, vua hoặc nữ hoàng được coi là nguyên thủ quốc gia. Dưới thời Nữ hoàng Elizabeth, Canada là điểm đến yêu thích của bà trong những chuyến thăm hoàng gia. Bà đã thực hiện 22 lần tới Canada trong suốt 70 năm trị vì.

“Một lần nữa, cảm ơn sự chào đón của các bạn”, bà nói trước đám đông ở Halifax trong chuyến thăm cuối cùng tới Canada. “Thật tuyệt khi được về nhà”.

Tuy vậy, thể chế mà bà đại diện lại dần dà không được người dân Canada ủng hộ. Rất nhiều người cho rằng thể chế này cần bị bãi bỏ. Với một số người, thể chế này “ngột ngạt” và “lỗi thời”. Trong khi đó, có ý kiến thấy điều này mang hơi thở lịch sử và trách nhiệm cho nỗi khổ của người bản địa trong nhiều thế kỷ.

Jonathan Malloy - giáo sư khoa học chính trị Đại học Carleton, người chuyên nghiên cứu về chế độ quốc hội - cho biết ngày nay, nhập cư thúc đẩy dân số Canada. Có nhiều người mới đến từ những quốc gia từng chịu chế độ thực dân, do đó sự hoài nghi về chế độ quân chủ tăng lên.

nu hoang Anh qua doi anh 2

Thủ tướng Canada Justin Trudeau nắm tay con trai Hadrien trong buổi lễ công bố Vua Charles III là nguyên thủ quốc gia ở Ottawa ngày 10/9. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, kể cả vậy, ông cho rằng chế độ quân chủ tại Canada vẫn sẽ tồn tại.

“Tôi chưa bao giờ thực sự chứng kiến cuộc thảo luận nghiêm túc ở Canada về chính xác những bước cần thực hiện để loại bỏ chế độ này và đưa ra cấu trúc nhà nước mới”, ông Malloy nói, chỉ ra không giống như các quốc gia thuộc khối Thịnh vượng chung, Canada chưa bao giờ chứng kiến phong trào cộng hòa mạnh mẽ và nghiêm túc.

“Điều mà mọi người thường không nhận ra là quyền lực hoàng gia là nền tảng cho mọi thứ: Hệ thống luật pháp và hiến pháp, hệ thống nghị viện”, ông Malloy nói. “Và để loại bỏ nó không đơn giản như cắt đứt quan hệ hay đổi từ ngữ trong các tài liệu quan trọng”.

Theo Đạo luật Hiến pháp năm 1982, để cắt đứt quan hệ với chế độ quân chủ, Canada cần có sự chấp thuận của Hạ viện và Thượng viện, cũng như sự nhất trí của cả 10 tỉnh bang. Tuy nhiên, điều này là gần như không thể, khi các tỉnh lo lắng những thay đổi trong hiến pháp đồng nghĩa với việc trao quyền lực cho chính phủ liên bang.

Bất cứ nhà lãnh đạo nào muốn thay đổi chế độ quân chủ cũng sẽ cần trải qua thời kỳ bối rối, cũng như sự phản đối cải cách hiến pháp.

“Mọi giải pháp đều gây ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết vấn đề đang tồn tại. Theo một cách nào đó, mọi người nhận ra hệ thống hiện hành, dù có kỳ lạ, nhưng vẫn có điểm mạnh và có hiệu quả”, giáo sư Malloy nói.

Quan điểm mang nhiều sắc thái

Sự ra đi của nữ hoàng Anh diễn ra trong bối cảnh Canada suy tính nhiều hơn về quá khứ. Sau lần phát hiện những ngôi mộ không tên tại địa điểm từng là trường nội trú cách đây hơn một năm, nhiều người bắt đầu chú ý tới vai trò của Anh trong lịch sử.

Niigaan Sinclair - giáo sư nghiên cứu về người bản xứ tại Đại học Manitoba - nói rằng quan điểm của người bản địa với bà Elizabeth II rất đa dạng và mang nhiều sắc thái.

Nhiều người coi bà ấy đại diện cho chế độ mẫu hệ, một người phụ nữ mạnh mẽ, luôn quan tâm và lãnh đạo gia đình cũng như cộng đồng. Do đó, bà sống theo những giá trị mà người bản địa trân trọng và tôn trọng.

Trong các chuyến thăm chính thức Canada, các lãnh đạo bản địa thường yêu cầu bà thay mặt họ vận động chính phủ liên bang. Nữ hoàng hứa sẽ hành động, ông Sinclair nói.

nu hoang Anh qua doi anh 3

Người Canada đam mê chó corgi chào đón Nữ hoàng Elizabeth II trong chuyến thăm đến Alberta năm 2005. Ảnh: PA Images.

Mối quan hệ giữa các dân tộc bản địa và hoàng gia Anh có từ trước khi Canada trở thành một quốc gia và phần lớn được thể hiện trong các hiệp ước ký kết vào những năm 1700.

Lịch sử lâu dài này đồng nghĩa quan điểm của người bản địa về vai trò chủ quyền ở Canada là mơ hồ và đa dạng, theo George Lafond, cựu quan chức tại tỉnh Saskatchewan. Và mối quan hệ càng thêm phức tạp khi chính phủ Canada thực hiện Đạo luật Da đỏ vào năm 1876 nhằm hạn chế mạnh tay quyền tự trị của người bản địa.

Ông Lafond cho rằng động thái này đã gạt mọi thứ sang một bên, khiến nhóm First Nations đặt câu hỏi về sự chân thành của hoàng gia trong các cuộc đàm phán. "Tại sao hoàng gia lại để điều này xảy ra?", ông nói.

Tuy nhiên, ông Lafond nói thêm rằng "cha tôi đã phục vụ nhà vua và đất nước, cùng với nhiều người bản địa khác, những người đã chiến đấu vì biểu tượng, ngôn ngữ và văn hóa Anh. Tôi có nghĩa vụ phải tôn trọng những gì họ đã làm trong thế hệ đó".

Luật sư Sara Mainville tại Toronto nói các hiệp ước tổ tiên cô ký với hoàng gia đại diện cho niềm tin rằng 2 bên có thể chung sống hòa bình. Và đảo ngược lại những điều đó có thể gây tổn thương cho các bên.

“Những hiệp ước này là thỏa thuận tinh thần", cô nói. "Đây không phải thứ có thể thương lượng. Chúng tôi cần tôn vinh sự tồn tại và nuôi dưỡng nó".

Cô Mainville cho rằng việc người bản địa nhiều thập niên bị chính phủ liên bang bỏ rơi thể hiện sự thất bại của nhà nước trong việc duy trì các nghĩa vụ, chứ không phải do các hiệp ước.

Vị luật sư nhận định nếu mối quan hệ với hoàng gia chấm dứt, các dân tộc bản địa sẽ không đặt nhiều niềm tin vào việc chính phủ liên bang hoặc chính quyền địa phương Canada đồng ý đàm phán lại các hiệp ước mới, coi họ ngang hàng.

"Điều đó sẽ không xảy ra", cô Mainville nhận định.

Zing từ Anh: Người dân tin Vua Charles III sẽ tuyệt vời như mẹ Nhiều người ở London bày tỏ với CTV Zing niềm tin rằng Vua Charles III sẽ là một vị quân vương tuyệt vời và giúp gắn kết vương quốc Anh.

Ẩn số sau cuộc hội ngộ của 2 hoàng tử Anh

Chuyên gia về hoàng gia nhận định khó có thể đoán trước điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong mối quan hệ của hai hoàng tử Anh sau khi họ có cuộc tái ngộ bất ngờ.

Di nguyện cuối cùng của Nữ hoàng Elizabeth II

Điện Buckingham cho biết Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã tự điều chỉnh kế hoạch cho lễ tang của bà, BBC đưa tin hôm 15/9.

Ong Trump nhan tin vui lon hinh anh

Ông Trump nhận tin vui lớn

0

Công tố viên đặc biệt Jack Smith sẽ hủy bỏ hai vụ kiện hình sự cấp liên bang chống lại ông Donald Trump. Người phát ngôn của ông Trump gọi đây là chiến thắng lớn cho pháp quyền.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm