Nhiều người trẻ hiện nay đang lệ thuộc vào Facebook. Ảnh: T.N |
Các phát hiện lớn hơn trong nghiên cứu của Edelma Trust Barometer cũng liên quan đến thế hệ Millennials. Là một thế hệ có trình độ học vấn cao, thế hệ Millennials tin tưởng nhiều nhất vào các thể chế học viện/trường học về các giá trị công bằng và trung thực. Ngoài cha mẹ, giáo dục là yếu tố có ảnh hưởng tiếp theo, mạnh mẽ nhất, đối với thế hệ này.
Trung bình, cứ hai người thì có một người tin rằng các chủ doanh nghiệp công bằng và trung thực. Ở phía đối lập của dải đánh giá là các cơ quan chính phủ quốc gia ít được tin tưởng nhất, cho thấy sự hoài nghi của thế hệ này đối với các đảng phái chính trị cũng như truyền thông tin tức và thể chế tôn giáo, đây là những thành phần đã khiến cả thế giới chú ý khi không giải quyết triệt để tình trạng lạm dụng trẻ em.
Một điểm thú vị là ngân hàng được xếp hạng thứ ba từ dưới lên với tỷ lệ 28,2% về lòng tin thể chế chung trong sự công bằng và trung thực. Tuy nhiên, khi xét đến ai là người mà thế hệ Millennials tin tưởng nhất để nắm giữ và duy trì sự riêng tư, an toàn thông tin cá nhân, chúng ta có một bức tranh hoàn toàn khác.
Trong một nghiên cứu riêng trên ít nhất 6.000 người thuộc thế hệ Millennials tại 10 quốc gia, cho thấy các dịch vụ tài chính, bao gồm ngân hàng và cơ chế thẻ, được xếp hạng ở vị trí thứ nhất bởi 43% người tham gia khảo sát, cao nhất là tại Ấn Độ và Mỹ với ít nhất 60% phiếu chọn.
Vậy vì sao thế hệ Millennials không tin rằng các ngân hàng công bằng và trung thực, nhưng lại tin tưởng giao cho họ các thông tin cá nhân nhạy cảm? Điều này dẫn đến thực tế rằng lòng tin có nhiều mặt khác nhau. Lòng tin mang đậm tính bối cảnh và phân mảnh. Quan trọng, đây là lý do mô hình lòng tin thứ bậc không còn đáp ứng nhu cầu của chúng ta trong thế giới số. Chúng ta cần những mô hình minh bạch hơn và có tính phối hợp hơn.
Đây là cơ hội lớn để các ngân hàng tận dụng thông tin cá nhân mà thế hệ Millennials tin tưởng trao gửi họ để cải thiện danh tiếng “bàn tay an toàn nhất” của mình. Khi các trải nghiệm và dấu vết kỹ thuật số của chúng ta gia tăng nhanh chóng, thì nguy cơ bị đánh cắp danh tính, lừa đảo và tội phạm mạng cũng tăng theo. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ cần sự phối kết hợp từ các đơn vị cung cấp hệ sinh thái khác để chiếm được lòng tin.
Bàn về vấn đề thông tin cá nhân, thế hệ Millennials cho biết ít tin tưởng nhất vào các công ty công nghệ mới hoặc đang nổi, các website so sánh và các ngân hàng chỉ có nền tảng kỹ thuật số (25%) theo số liệu trung bình toàn cầu và ở cả 10 quốc gia. Cách biệt giữa ngân hàng và các tay chơi đột phá này (18%) mang lại cho ngân hàng một khác biệt lớn để khai thác.
Tuy nhiên, lòng tin giống như món đồ ăn dễ hỏng và với tình trạng tấn công mạng cũng như đánh cắp danh tính ngày càng nhiều, cơ may này có khả năng sẽ là thách thức theo thời gian.
Sự phân mảnh lòng tin này dựa vào các giá trị công bằng và trung thực, và sự phân mảnh lòng tin về thông tin cá nhân trong đời sống số của thế hệ Millennials, cho thấy mô hình thứ bậc cũ mà Botsman xác định, theo đó lòng tin được trao cho một số ít thể chế, không có khả năng nối lại lòng tin thích đáng cho một thế giới kỹ thuật số.
Vậy hãy cùng xem thế hệ Millennials tin tưởng và phụ thuộc vào những nguồn như thế nào khi nói đến nội dung trực tuyến. Chúng ta đều biết thế hệ Millennials quan tâm đến các nội dung họ đọc, nguồn trích dẫn nội dung đó và nguồn đó có đáng tin không. Chưa đầy một phần ba thế hệ Millennials đặt lòng tin vào tin tức/truyền thông về tính công bằng và trung thực, thấp hơn hẳn bảy loại hình tổ chức còn lại. Xét về nội dung, nguồn gốc nội dung là yếu tố chính giúp cho nội dung đáng tin khi trực tuyến.
Mặc dù sử dụng mạng xã hội với tần suất dày đặc, nhưng hơn 77% người thuộc thế hệ Millennials không phụ thuộc vào mạng xã hội như một nguồn tin đáng tin cậy. Đây là một lầm tưởng lớn khác cần phá bỏ.
Thế hệ Millennials đại diện cho khoảng 57% người dùng Facebook. Năm 2016, Facebook tiến hành thay đổi thuật toán trang tin cá nhân (news feed), đẩy các nội dung do bạn bè đăng tải lên trước các nội dung từ các trang tin truyền thống.
Việc làm này thay đổi căn bản tính đa dạng của tin tức và người đăng từ các website xác thực, các đơn vị xuất bản và chuyên gia có tiếng tăm mà thế hệ Millennials đánh giá là các nhân tố tạo nội dung trên Internet đáng tin cậy.
Không thể nói rằng việc thực hiện thay đổi này là vì lấy khách hàng làm trọng tâm, vì suy cho cùng, động lực chính để người dùng sử dụng Facebook là kết nối xã hội, không phải truy cập tin tức. Tuy nhiên, có thể giải thích sự thay đổi này theo khía cạnh thương mại, khi 41,4% lượng truy cập vào các trang tin được chuyển hướng từ Facebook.
Mặc dù Facebook khẳng định mình chỉ là một nền tảng công nghệ trung lập tạo điều kiện kết nối giữa người dùng và nội dung, bao gồm các tin tức xác thực, nhưng rõ ràng danh tiếng của các đơn vị xuất bản và chuyên gia là yếu tố ảnh hưởng đến thế hệ Millennials nhiều nhất khi xét đến độ tin cậy của nội dung.
Việc tin tức/truyền thông ít được tin tưởng thứ ba về tính công bằng và trung thực nhấn mạnh những thách thức về danh tiếng mà các tổ chức này phải đối mặt để được thế hệ Millennials đón nhận.
[...]