Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thế hệ Millennials muốn có một môi trường làm việc cởi mở hơn

Nhiều người trẻ cho rằng cách quản lý của các doanh nghiệp hiện nay khá gò bó và cứng nhắc. Họ muốn có một môi trường làm việc cởi mở hơn để giảm thiểu áp lực tâm lý.

Tuoi tre 4.0 anh 1

Ngoài lương và các chế độ phúc lợi kèm theo, môi trường làm việc cũng là một yếu tố mà nhiều bạn trẻ quan tâm khi ứng tuyển vào các công ty. Ảnh: VOV2.

Báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng Thế hệ Millennials bị thúc đẩy bởi công bằng xã hội. Với họ, hiện trạng là thách thức để phá vỡ. Điều này phần nào giúp lý giải tại sao các tổ chức có “sứ mệnh xoay chuyển thế giới” có khả năng là những nhà tuyển dụng hấp dẫn hơn vì họ kết nối với Thế hệ Millennials về mặt cảm xúc.

Các tổ chức này luôn hướng đến mục tiêu, tìm cách đóng vai trò ý nghĩa trong xã hội và mong muốn đóng góp biến thế giới thành nơi tốt đẹp hơn. Đây là một trong những lý do chính mà Thế hệ Millennials bị hút vào cộng đồng khởi nghiệp và các tổ chức công nghệ. Tại các quốc gia phát triển, 54% người thuộc Thế hệ Millennials đã bắt đầu, hoặc có kế hoạch bắt đầu kinh doanh riêng, trong khi 27% đã tự làm chủ.

Các tổ chức truyền thống cần nhận ra họ không thể ép Thế hệ Millennials vào mô hình của ngày hôm qua, vì có những mô hình mới đang xuất hiện mà giờ đây họ sẽ phải cạnh tranh với những mô hình này.

Theo dự đoán, Thế hệ Millennials sẽ chiếm 50% lực lượng lao động tại các quốc gia phát triển vào năm 2020, và 75% vào năm 2025. Tuy nhiên, trong năm qua niềm tin của thế hệ này với doanh nghiệp suy giảm, trong khi mong muốn về tính linh động cao hơn ở nơi làm việc và văn hóa làm việc tích cực tăng và, đáng chú ý nhất là Thế hệ Millennials cảm thấy chưa sẵn sàng thay đổi bản chất công việc.

Đây mới chỉ là một số phát hiện chính của Deloitte trong nghiên cứu năm 2018 với hơn 10.000 người thuộc Thế hệ Millennials tại 36 quốc gia.

Thái độ của Thế hệ Millennials đối với động cơ của doanh nghiệp trong bốn chỉ số chính đã chạm điểm thấp nhất trong bốn năm qua tính đến năm 2018. Ba phần tư Thế hệ Millennials cho rằng các doanh nghiệp chỉ tập trung vào lợi ích riêng thay vì quan tâm đến phần còn lại của xã hội. Quan điểm này tăng 16% kể từ năm 2017.

Chỉ một bộ phận nhỏ thế hệ này tin rằng các doanh nghiệp đang hoạt động đúng mực và các lãnh đạo doanh nghiệp tâm huyết với việc phát triển xã hội; đại đa số còn lại vẫn tin rằng các doanh nghiệp không có mục đích nào khác ngoài kiếm tiền.

Nghiên cứu nhận thấy nguyên nhân sâu xa của sự dịch chuyển lớn này là do không khớp nhau về các vấn đề ưu tiên, khi Thế hệ Millennials cảm thấy thành công của doanh nghiệp nên được đánh giá không chỉ qua hiệu quả tài chính.

Thế hệ Millennials tin rằng các doanh nghiệp cần ưu tiên tạo tác động tích cực tới xã hội; xây dựng ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ đổi mới sáng tạo; phát triển công việc và nghề nghiệp; và cải thiện cuộc sống con người, nhấn mạnh yếu tố hòa nhập và đa dạng.

Tuy nhiên, thế hệ này chia sẻ rằng những mục tiêu này không khớp với những gì mà tổ chức của họ ưu tiên, cụ thể là có sự khác biệt đáng kể trong bảy trên số chín mặt được khảo sát, đặc biệt về các khía cạnh tạo lợi nhuận, chi phối hiệu quả và sản xuất và bán sản phẩm.

Nói đến mối quan hệ giữa trách nhiệm và ảnh hưởng tại nơi làm việc, nghiên cứu năm 2017 của Deloitte cho thấy sự liên hệ qua lại giữa hai yếu tố này. Thế hệ Millennials tin rằng họ có trách nhiệm và ảnh hưởng lớn nhất đối với sự hài lòng của khách hàng và văn hóa, không khí làm việc.

Quan trọng không kém, họ cũng tin rằng họ có ít ảnh hưởng và trách nhiệm nhất trong các sáng kiến từ thiện, hay chương trình hợp tác và định hướng chiến lược của tổ chức. Điều này có thể lý giải tại sao Thế hệ Millennials bị hút về phía hệ sinh thái khởi nghiệp và tinh thần khởi nghiệp, vốn là những yếu tố quan trọng nhất trong trao quyền.

Việc thế hệ này cho rằng họ không có khả năng ảnh hưởng đến tuyển dụng người mới và thăng tiến bộc lộ một vấn đề lớn hơn về sự đa dạng. Khi nói đến giới tính, chủng tộc hay xu hướng tình dục, cần phải công nhận đây là thế hệ đa dạng nhất cho đến nay, và những bất bình đẳng lớn tại nơi làm việc sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn của thế hệ này với công việc.

Hiện nay các thông tin, tin tức về tự động hóa có xu hướng tập trung tiêu cực vào tác động đối với dư thừa lao động. Các phát triển công nghệ như robot hay trí tuệ nhân tạo là những ví dụ thường được dẫn ra. Tuy vậy, Thế hệ Millennials am hiểu công nghệ lại thấy một bức tranh khác.

Nghiên cứu cho thấy Thế hệ Millennials nhận ra các lợi ích tiềm năng về kinh tế và năng suất mà tự động hóa mang lại, cùng với cơ hội hoạt động sáng tạo gia tăng giá trị hay học hỏi kỹ năng mới; chưa đầy 9-14% người trẻ thuộc thế hệ này thể hiện cảm nhận tiêu cực về tự động hóa.

Những quan ngại chung thường thấy về tác động của tự động hóa đối với việc làm cũng xuất hiện ở thế hệ này (36%), phần lớn (51%) người trẻ thuộc Thế hệ Millennials chia sẻ rằng họ nghĩ mình cần được đào tạo lại.

Rocky Scopelliti/ Best Books và NXB Công thương

SÁCH HAY