Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các khoản nợ sinh viên khiến thế hệ Millennials đau đầu

Học phí tăng cao khiến nhiều người trẻ phải vay nợ để hoàn thành chương trình đại học. Khoản nợ này khiến họ chịu nhiều áp lực và ngại lập gia đình sau khi có việc làm.

Tuoi tre 4.0 anh 1

Nhiều thanh niên Mỹ đau đầu khi không thể trả khoản nợ từ thời sinh viên. Ảnh: T.N.

Thế hệ Millennials là thế hệ có trình độ học vấn cao nhất cho đến nay, với 42% người trong độ tuổi 25-34 ở các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (viết tắt là OECD) có bằng đại học so với 26% cha mẹ họ thuộc thế hệ Baby boomers.

Tuy nhiên thực trạng này đi kèm với một cái giá khá đắt ở nhiều quốc gia. Giáo dục kéo dài gây ra sự thay đổi trong các giai đoạn cuộc đời . Cùng đó là các thách thức kinh tế đối với chính phủ, khi Thế hệ Millennials bắt đầu đi làm với tỷ lệ nợ cao. Nợ vay sinh viên trung bình năm 2016 là 37.000 USD tại Mỹ, 55.000 bảng tại Anh và 29.850 AUD tại Australia.

Tại Mỹ, gánh nặng nợ sinh viên tăng gấp ba lần lên mức 1,4 nghìn tỷ USD trong 10 năm, tính đến năm 2016. Tại Anh, nợ sinh viên tăng gấp đôi lên mức 100 tỷ bảng trong 5 năm. Tại Australia, nợ sinh viên tăng lên 59,7 tỷ AUD.

Tại nhiều quốc gia, Thế hệ Millennials là thế hệ đầu tiên phải gánh nợ sinh viên lớn. Tại Mỹ, thời điểm 2008-2009 là thời điểm mà nợ vay sinh viên vượt quá cả nợ vay mua ô tô. Hiện tại nợ sinh viên cao hơn nợ vay mua ô tô 1,1 nghìn tỷ USD.

Hiện tượng này mang đến một trong những cơ hội lớn nhất để các tổ chức cạnh tranh thu hút và giữ chân lao động Thế hệ Millennials, bằng cách tài trợ cho việc học của thế hệ này. Mặc dù những hình thức thế này chưa có rộng rãi, nhưng đang tăng lên. Các hình thức đa dạng từ việc người sử dụng lao động thực hiện việc hoàn trả thuế hiệu quả cho đến hoàn thuế hoàn toàn một khi cam kết hoàn thành.

Có nhiều tổ chức thuộc nhiều ngành nghề sử dụng phương pháp này như: Aetna (y tế), Credit Suisse (dịch vụ tài chính toàn cầu), Fidelity Investments (dịch vụ tài chính) và Pricewaterhouse Coopers (dịch vụ chuyên môn toàn cầu).

Nếu không được giải quyết, chi phí và nợ nần ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, kèm theo đó là các hậu quả như muộn kết hôn, muộn an cư và thu nhập thực bị hạn chế. Cần suy xét lại chính sách và sự phối kết hợp trong cả lĩnh vực giáo dục và khu vực tư nhân để có các kỹ năng trong một thế giới thay đổi nhanh chóng.

Các quốc gia có mức độ tập trung cao Thế hệ Millennials là các chỉ báo nhanh, sớm và hiệu quả để quan sát thay đổi kinh tế. Ví dụ Trung Quốc với xấp xỉ 415 triệu người thuộc Thế hệ Millennials chiếm 31% dân số. Tỷ lệ sử dụng smartphone ở thế hệ này bùng nổ, đạt gần 90% thị trường, dẫn tới một nhu cầu lớn không tưởng về thương mại điện tử và thanh toán di động.

Gần 73% người mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc sử dụng hình thức thanh toán di động. Tại Mỹ, Thế hệ Millennials chiếm 31% dân số, xấp xỉ 80 triệu người, và tỷ lệ dùng smartphone trong thế hệ này đạt 97%. Gần 80% Thế hệ Millennials tại Mỹ sử dụng các ứng dụng ngân hàng.

Hãy cùng xem xét năng lực chi tiêu thông qua lăng kính dữ liệu thẻ tín dụng tại Mỹ. Phân tích số liệu thu thập được trong vòng một năm của Ngân hàng Merrill Lynch, Mỹ năm 2017; chúng tôi thấy được một số điểm thú vị.

Thứ nhất, mỗi nhóm trong bốn nhóm thế hệ đều chi gần 41-45% thu nhập của mình vào một trong những nhu cầu cơ bản nhất: ăn uống. Tuy nhiên, Thế hệ Millennials chi tiền để ăn uống hàng quán nhiều hơn mua thực phẩm về nhà (52% thu nhập, so với 41% đối với thế hệ X, 33% đối với thế hệ Baby boomers và 33% đối với người thuộc chủ nghĩa truyền thống).

Thứ hai, Thế hệ Millennials chi tiêu cho các hạng mục về lối sống như đồ điện tử, sở thích, thời trang nhiều hơn các thế hệ lớn tuổi (2-7%). Nói đến lối sống, việc các giai đoạn cuộc đời từ đi học sang đi làm, từ sống độc thân sang lập gia đình bị đẩy lùi muộn hơn cũng cho thấy những khác biệt giữa nhóm dân số này và các thế hệ đi trước.

Thế hệ Millennials tại Mỹ “dắt ví” ít thẻ tín dụng hơn so với các thế hệ trước. Theo Experian, thế hệ này có dư nợ tín dụng thấp hơn thế hệ Baby boomers (4.315 USD so với 7.550 USD). Nợ sinh viên và "chủ nghĩa bảo toàn tín dụng" nảy sinh từ sau khi thế hệ này trải qua Khủng hoảng tài chính toàn cầu có lẽ là lời giải tại sao họ xài tín dụng ít hơn các thế hệ trước.

Tuy nhiên, Experian nhận thấy mặc dù thế hệ này có xu hướng có ít dư nợ tín dụng hơn trong thẻ tín dụng, nhưng họ nợ dư nợ này lâu hơn đáng kể so với các thế hệ trước (Thế hệ Millennials cho thấy tỷ lệ dùng tín dụng 36% so với thế hệ Baby Boomers 28%), như vậy phần trăm trên tổng tín dụng được cấp mà họ sử dụng (và lệ thuộc vào) cao hơn thế hệ Baby Boomers.

Mặc dù giá trị về sức chi của Thế hệ Millennials bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nhưng sự có mặt ngày càng nhiều của thế hệ này trong lực lượng lao động và tạo thu nhập, cùng những dịch chuyển trong cấu trúc nghề nghiệp và gia đình, sẽ chứng kiến thế hệ này vượt qua các thế hệ khác về giá trị.

Điều này được thể hiện trong "Mô hình Lợi nhuận hồ sơ theo thế hệ", sử dụng các hồ sơ thẻ và lợi nhuận tiêu dùng thẻ tại Mỹ để dự đoán sự dịch chuyển thế hệ này. Mô hình này cho thấy khả năng sinh lợi sụt giảm (thoái trào) từ thế hệ Baby boomers và thế hệ X, tỷ lệ nghịch với sự tăng trong đóng góp sinh lợi đỉnh từ Thế hệ Millennials.

Mô hình này dự đoán Thế hệ Millennials sẽ soán ngôi thế hệ Baby boomers vào năm 2022 và Thế hệ X vào năm 2028 để trở thành lực lượng tạo lợi nhuận chính, dự kiến sẽ nắm giữ vị trí này trong 18 năm trước khi bị Thế hệ Z vượt qua.

Mặc dù chúng ta có thể tiên đoán chính xác sức tiêu của thế hệ này, nhưng cách họ sẽ tiêu tiền ra sao thì ít rõ ràng hơn khi thế hệ này dần tiến vào các trải nghiệm di động trước tiên (mobile-first) và sự thống trị của các dịch vụ tiêu dùng hoặc truy cập thay vì sở hữu.

Rocky Scopelliti/ Best Books và NXB Công thương

SÁCH HAY

Loan 12 su quan hinh anh

Loạn 12 sứ quân

0

Sau khi Ngô Xương Xí chết, họ Ngô hết người kế vị. Trong nước một ngày không thể không có vua, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, lấy tôn hiệu là Vạn Thắng Vương.

Machiavelli hinh anh

Machiavelli

0

Leonardo và Michelangelo - hai nghệ sĩ tài năng - cùng làm việc trong một tòa nhà. Điều đó cho thấy Florence từng quy tụ nhiều ngôi sao sáng.