Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thế hệ CEO livestream 'bán hàng' ở Trung Quốc

Sự thành công của Lei Jun hay Richard Yu trở thành tấm gương cho nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc noi theo, xây dựng thương hiệu cá nhân trên Internet.

CEO Lei Jun trở thành người nổi tiếng, đại diện cho chính Xiaomi. Ảnh: SCMP.

Mạng xã hội Trung Quốc đón nhận sự đổ bộ từ những CEO, nhà sáng lập, người thừa kế tương lai của các doanh nghiệp. Thay vì phụ thuộc vào kế hoạch truyền thông hay người nổi tiếng, lãnh đạo công ty sẽ trực tiếp quảng bá sản phẩm để tạo sự gắn kết với khách hàng.

Tuy nhiên, không phải lúc nào chiến lược này cũng thành công, khi những bê bối từ người quản lý có thể kéo theo cả doanh nghiệp.

CEO thành gương mặt đại diện công ty trên mạng

Các phòng phát trực tiếp trên Internet Trung Quốc trở nên đông đúc các ông chủ doanh nghiệp công nghệ, xe điện. Mới đây, Wei Jianjun, Chủ tịch Great Wall Motors và Yin Tongyue, người đứng đầu Chery Holding Group, 2 lãnh đạo công ty xe đã ngoài 60 tuổi, bỗng “ra mắt” với tư cách tân binh trong ngành livestream. Những vị này quảng bá và bán xe thông qua các buổi phát trực tiếp.

Ông Yi thừa nhận rằng mình đang học hỏi Richard Yu, Giám đốc bộ phận Sản phẩm tiêu dùng Huawei hay Lei Jun, người sáng lập kiêm CEO hiện thời của Xiaomi.

CEO Tiktok anh 1

Chủ tịch GWM lên phát sóng bán xe điện. Ảnh: QQ.

Gần đây, “Tiểu mễ” ra mắt chiếc xe điện đầu tiên của họ sau nhiều năm phát triển. Sản phẩm trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên Internet Trung Quốc. Lượng truy cập này đóng góp một phần quan trọng cho doanh thu mẫu SU7. Trong đó, sức hút của Lei Jun khi vị CEO trực tiếp giới thiệu, quảng bá cho chiếc xe là tấm gương cho toàn ngành.

Không gói gọn trong vai trò CEO hãng công nghệ, Lei Jun còn là một KOL đại diện cho Xiaomi. Người đàn ông này trở thành chủ đề bàn tán trên mạng xã hội, meme (trò đùa) hay cả nhân vật truyện ngôn tình.

Theo QQ, Zhou Hongyi, người sáng lập 360 nhiều lần nhấn mạnh rằng các doanh nhân nên học cách trở thành người nổi tiếng trên Internet. Việc này phải được thực hiện ngay lập tức, khi các nền tảng video ngắn bùng nổ với mức độ cạnh tranh cao.

Những lãnh đạo này vốn không xa lạ với máy quay hay truyền thông. Nhưng khi tham gia vào phòng phát trực tiếp, họ phải đối mặt với nhiều điều mới mẻ. Trong đó bình luận của những người dùng xa lạ là một trở ngại lớn.

Các lãnh đạo trẻ tuổi, có nhiều kinh nghiệm trên Internet, thích nghi với xu thế này nhanh chóng hơn. Một số người thừa kế đã nắm bắt cơ hội, trở thành cá nhân nổi tiếng trước khi thật sự nắm quyền công ty.

Luo Cheng, con trai thứ của người sáng lập công ty thực phẩm Holiland, có hơn 3 triệu đăng ký trên Douyin. Con gái út người sáng lập Xtep, Ding Shuibo làm việc như một vlogger bán thời gian, thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi. Nhóm người trẻ này xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội trái ngược với tưởng tượng của cộng đồng mạng về thế hệ phú nhị đại (đời con, cháu của các đại gia khởi nghiệp thành công).

Thay đổi cách quảng cáo

Việc tự xây dựng các kênh truyền thông cũng đưa những vị lãnh đạo này đến gần hơn với công chúng trên Internet. Các nhãn hiệu có được sự quảng bá trên những kênh độc quyền, không cần trả phí cho người nổi tiếng.

Thay vì khoản đầu tư cho quan hệ công chúng, đại lý bán hàng và các kênh khác để mở rộng thị trường, chính CEO doanh nghiệp trở thành đại diện cho tổ chức. QQ nhận định rằng trong thời đại này, ảnh hưởng cá nhân có thể chuyển đổi thành tài sản qua Internet.

CEO Tiktok anh 2

CEO Liu Tao của Zhiji tạo khủng hoảng truyền thông cho chính công ty. Ảnh: Min.

Những vị này tạo cho người dùng cảm giác được mua hàng trực tiếp, loại bỏ các bước trung gian dẫn đến chênh lệch giá. Trong trường hợp của Lei Jun, CEO Xiaomi còn tạo ra tập người hâm mộ trung thành, sẵn sàng chi tiền cho sản phẩm mà thương hiệu này ra mắt.

Tuy nhiên, hướng đi này cũng kèm với nhiều rủi ro. Một số trường hợp bê bối cá nhân có thể kéo cả công ty đi xuống. Việc xử lý tình huống như vậy khó khăn hơn so với một người nổi tiếng được thuê ngoài.

Ví dụ, thương hiệu xe điện Zhiji của Trung Quốc nhận phải làn sóng chỉ trích gay gắt khi CEO Liu Tao của công ty này có những nhận xét “giật gân” về đối thủ Xiaomi. Doanh nghiệp này sau đó phải 3 lần đăng bài xin lỗi công khai.

Những câu chuyện bên trong Apple

Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn

Loạt sản phẩm đi trước thời đại nhưng bị chê

Apple MessagePad, Steam Deck hay iPhone là những sản phẩm thú vị nhưng bị đánh giá kém tại thời điểm ra mắt.

Quốc gia 'nghiện' điều hòa nhất thế giới đang làm mát thế nào

Nhu cầu điều hòa không khí và làm lạnh ngày càng lớn đã đặt cho Singapore một bài toàn khó: làm thế nào giảm nhiệt cho 5,9 triệu cư dân mà không làm tăng lượng khí thải carbon?

Doanh số iPhone sụt 10%, Apple trông chờ vào ngành dịch vụ

Doanh thu 3 tháng đầu năm của Apple cho thấy một quý kinh doanh kém hiệu quả, trái ngược với thành tích của các công ty công nghệ lớn khác như Amazon, Microsoft...

Xuân Sang

Bạn có thể quan tâm