Được Apple ra mắt năm 1993, Newton MessagePad trang bị nhiều tính năng đi trước thời đại như bút cảm ứng, nhận diện chữ viết tay. Theo Gizmodo, thiết bị được mệnh danh là sản phẩm đầu tiên của thời kỳ “hậu PC” nhưng thất bại. Trên WSJ, tác giả Walt Mossberg nói rằng MessagePad “quá đắt”, “quá kỳ lạ” và “quá kém hoàn hảo để thu hút người chuyển từ bút và giấy”. Ý tưởng này vẫn được Apple theo đuổi, cuối cùng gặt hái thành công với iPad năm 2010. Ảnh: iFixit. |
Khi Valve lên kệ Steam Deck vào năm 2022, thiết bị hứng chịu làn sóng đánh giá tiêu cực. Gizmodo gọi sản phẩm này “chưa hoàn thiện”, The Verge dùng từ “hỏng và nhiều lỗi” nhưng nhấn mạnh chi tiết “đầy tiềm năng”. Tuy không được đánh giá cao trong giai đoạn đầu, ý tưởng sở hữu máy tính cầm tay cấu hình mạnh vẫn thu hút nhiều game thủ. Steam Deck được cải tiến vào năm ngoái với màn hình OLED. Thành công của sản phẩm khiến nhiều nhà sản xuất máy tính tham gia thị trường này. Ảnh: Trusted Reviews. |
Ngay cả iPhone khi mới ra mắt cũng bị đánh giá tiêu cực, thậm chí được dự báo thất bại. Trong khi TechCrunch nhận định màn hình kính sẽ kém bền, The Street ước tính tổng chi phí sở hữu thiết bị trong 2 năm quá đắt (hơn 2.000 USD). Tác giả Al Ries từ AdAge lưu ý những sản phẩm đa năng xuất hiện trước iPhone đã thất bại. Dù vậy, iPhone vẫn tạo nên cơn sốt, trở thành một trong những biểu tượng của Apple bất chấp giá đắt, màn hình có thể vỡ. Ảnh: CNET. |
Năm 2012, máy chơi game Nintendo Wii U nhận đánh giá trái chiều. Sau thành công của Wii, giới công nghệ đặt kỳ vọng cao vào thế hệ tiếp theo. Dù vậy, The Verge đánh giá thấp giao diện trên Wii U, trong khi Ars Technica nhấn mạnh nhiều tính năng bị thiếu trong ngày đầu lên kệ tạo ấn tượng kém. Trên thực tế, Wii U không phải hệ máy nổi bật, và bị Nintendo Switch thay thế từ năm 2017. Ảnh: Digital Trends. |
Những tỷ phú công nghệ như Jeff Bezos từng quảng bá mạnh mẽ xe điện cá nhân Segway vào năm 2001. Tạp chí Time mô tả đây là “thiết bị giảm thiểu nhu cầu đi bộ, một trong những hoạt động lành mạnh nhất của con người”, và “3.000 USD có thể khiến nhiều người cảm thấy đây là khoản tiền khủng khiếp cho một vật dụng trước đây không có vẫn sống tốt”. Đúng như dự đoán, doanh số Segway không như kỳ vọng dù loại xe này vẫn được bán đến ngày nay. Ảnh: Bloomberg. |
Trước khi có Meta Quest hay Apple Vision Pro, Nintendo trình làng Virtual Boy vào năm 1995. Máy chơi game đeo lên mặt nhận đánh giá tiêu cực và hoàn toàn thất bại. Video Game Critic nhấn mạnh dòng chữ trên hộp đựng sản phẩm, cảnh báo khả năng “tổn thương thị lực vĩnh viễn”. Virtual Boy bị ngừng sản xuất sau chưa đầy một năm. Hiện tại, ý tưởng của Virtual Boy vẫn tồn tại dưới dạng kính thực tế ảo (VR), song lĩnh vực này vẫn chưa thể thu hút người dùng đại chúng. Ảnh: The Tech Ranch. |
Google Glass là một trong những thất bại được giới công nghệ nhắc đến nhiều nhất. Trên bài đánh giá năm 2014, cây viết từ Washington Post chỉ thốt lên “Tôi ghét nó”. Ngoài hạn chế công nghệ, những lo lắng về quyền riêng tư cũng khiến nhiều người e dè, dù ý tưởng hiện thông tin trước mặt được xem là đi trước thời đại. Sau 10 năm, những chiếc kính với công nghệ tương tự và thời trang hơn, đến từ Meta vẫn ra mắt thị trường với tên Ray-Ban. Ảnh: Phandroid. |
700 USD là giá của chiếc máy ép trái cây thông minh Juicero. Sản phẩm được nhà nghiên cứu thực phẩm tươi sống Doug Evans ra mắt với lời hứa "tái hiện những gì Steve Jobs từng làm với máy tính cá nhân". Ban đầu, Juicero được đón nhận tại Thung lũng Silicon khi thu về gần 120 triệu USD. Người dùng cần đặt túi chứa trái cây được nghiền sẵn để máy chiết xuất chất lỏng. Những gói trái cây được bán độc quyền bởi Juicero, không thể đông lạnh hoặc bảo quản lâu dài. Nhiều người phát hiện có thể bóp túi bằng tay để lấy chất lỏng. Chỉ sau một năm rưỡi, Juicero bị ngừng bán vào 2017. Ảnh: Vanity Fair. |
Giải mã bí ẩn Thung lũng Silicon
Cuốn sách giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Thung lũng Silicon qua cái nhìn của người trong cuộc, đồng thời đưa ra những lời khuyên để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp đi đúng hướng.