Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thế giới hy vọng sau khi COP21 phê chuẩn dự thảo

Dự thảo hiệp định mà Hội nghị COP21 thông qua hôm 5/12 khiến dư luận hy vọng những cuộc tranh luận trong nhiều thập kỷ qua sẽ kết thúc bằng một thỏa thuận lịch sử ở Paris.

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius phát biểu tại COP21 hôm 5/12. Ảnh: EFE

Các nhà đàm phán từ 195 nước tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21) nhất trí với một dự thảo hôm 5/12 về một hiệp định nhằm cứu nhân loại khỏi thảm họa ấm lên toàn cầu. Mục tiêu của hiệp định mới về chống biến đổi khí hậu sẽ là giảm sự phụ thuộc của thế giới đối với nhiên liệu hóa thạch, giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ hoạt động đốt dầu, than đá và khí đốt khiến nhiệt độ toàn cầu tăng một cách nguy hiểm, AFP đưa tin.

Cơ hội cuối cùng

Từ những năm đầu thập niên tới nay, những cuộc đàm phán từ thập niên 90 tới nay chưa thể dẫn tới tiếng nói chung giữa nước giàu và nước nghèo. Giới quan sát coi Hội nghị ở Paris là cơ hội cuối cùng và tốt nhất để cứu nhân loại.

Hội nghị bắt đầu hôm 30/11 với việc 150 nhà lãnh đạo thế giới họp và phát biểu. Giai đoạn tiếp theo kết thúc hôm 5/12 với sự ra đời của dự thảo về hiệp định.

Nội dung dự thảo – gồm 48 trang – nhất trí về việc nhân loại cần hành động khẩn cấp để chống biến đổi khí hậu, đồng thời ghi nhận những bất đồng lớn về những vấn đề gây tranh cãi nhất.

Các nhà đàm phán hoàn tất bản dự thảo sau những cuộc thương lượng căng thẳng trong một tuần tại Trung tâm Hội nghị ở khu vực Le Bourget ở ngoại ô phía bắc thành phố Paris.

Mặc dù các bộ trưởng vẫn phải giải quyết nhiều điểm bất đồng trong những cuộc đàm phán trong 5 ngày tới (bắt đầu từ hôm 7/12), nhiều người tham dự hội nghị cảm thấy bản dự thảo đã tạo ra nền tảng cho thành công.

“Trong lúc chúng ta đang tranh luận, những loại khí gây hiệu ứng nhà kính vẫn tiếp tục được thải ra và tới một thời điểm nào đó chúng ta sẽ không thể đảo ngược xu hướng tăng của những khí gây hiệu ứng nhà kính. Vì thế chúng ta phải thành công. Chúng ta đang nói về sự sống trên trái đất”, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius phát biểu.

Sau khi các đại biểu vỗ tay để hoan nghênh dự thảo, Nozipho Mxakato-Diseko – một nhà đàm phán từ nam Phi – nói về biểu tượng dân chủ Nelson Mandela để truyền cảm hứng cho những người khác. “Theo ngôn từ của Nelson Mandela, mọi mục tiêu luôn có vẻ bất khả thi tới khi chúng được thực hiện”, bà nói.

Thời khắc quan trọng đối với lịch sử

Hơn 50 nhân vật nổi tiếng thế giới – từ nam diễn viên Mỹ Sean Penn tới doanh nhân Jack Ma tại trung Quốc – dự hội nghị hôm 5/12.

“Có lẽ đây là khoảng thời gian đáng phấn khởi nhất trong lịch sử nhân loại. Sự ảo tưởng về việc có quá nhiều lựa chọn luôn gây nên tình trạng hỗn loạn. Giờ đây chúng ta đang sống trong thời đại mà chúng ta không còn lựa chọn”, Penn phát biểu trong một sự kiện đặc biệt của hội nghị.

Giới khoa học cảnh báo trái đất sẽ trở nên khắc nghiệt hơn đối với nhân loại nếu nó ấm hơn. Nhiều đảo sẽ chìm do nước biển dâng, còn những cơn bão và hạn hán sẽ trở nên đáng sợ hơn.

Đại biểu từ những đảo quốc dễ tổn thương bởi biến đổi khí hậu cũng thể hiện thái độ lạc quan về dự thảo hiệp định.

“Chúng tôi muốn hội nghị tiến xa hơn so với những thành tựu hiện nay. Nhưng nội dung dự thảo cũng đã phản ánh những ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”, Thoriq Ibrahim, một chuyên gia tới từ Maldives, phát biểu.

Băng tan ở Tây Tạng và mối nguy đối với Việt Nam

Hàng loạt sông băng trên Cao nguyên Tây Tạng đang tan và thực trạng đó có thể gây nên tác động xấu đối với Việt Nam và nhiều nước châu Á khác.

Linh Phong

Bạn có thể quan tâm