Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thế khó của nước nghèo khi cắt giảm khí thải ô nhiễm

Vai trò và hành động của các nước nghèo trong cắt giảm khí thải đang là chủ đề gây tranh cãi tại hội nghị biến đổi khí hậu.

Ô nhiêm môi trường đặt ra thách thức với mọi quốc gia trên thế giới. Ảnh: ShutterStock
Khí thải gây ô nhiễm đặt ra thách thức với các quốc gia trên thế giới. Ảnh minh họa: ShutterStock

Khí thải công nghiệp của các quốc gia giàu có trên thế giới được cho là một trong các nguyên nhân tác động đến hiện tượng nóng lên toàn cầu trong nhiều năm qua. Giải quyết khí thải gây ô nhiễm là điểm quan trọng trong các cuộc đàm phán khí hậu trước đây.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, nhân loại không thể đạt mục tiêu giới hạn nhiệt độ không vượt quá ngưỡng 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, mà không giới hạn lượng khí thải carbon trong tương lai từ các nước đang phát triển.

"Mọi người đều phải tham gia giải quyết vấn đề này. Nếu thực hiện một cách nghiêm túc, mọi người đều phải chung tay”, Richard Somerville, chuyên gia khí hậu của Viện Hải dương học Scripps, cho hay. 

Enele Sosene Sopoaga, thủ tướng Tuvalu, cho biết một số nước đang phát triển, vốn đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ vì mực nước biển tăng, không gây tác động đến hiện tượng tượng ấm lên toàn cầu nhưng vẫn phải giới hạn sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong tương lai vì vấn đề này rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, nước nghèo hơn cần hỗ trợ tài chính để thay thế nhiên liệu hóa thạch rẻ bằng năng lượng có thể tái sử dụng.  .

"Họ đã sẵn sàng, vì họ nhận thức được đây là vấn đề toàn cầu. Hãy cùng nhau hành động", Sopoaga nói.

Tại buổi họp báo hôm 3/12, một số quốc gia kém phát triển tranh luận rằng nước nghèo như họ không thể làm được nhiều như nước giàu. Pa Ousman Jarju, Bộ trưởng môi tường và biến đổi khí hậu của Gambia, cho rằng đây là điều quan trọng nhưng đang bị né tránh.

"Các quốc gia có sự khác biệt. Chúng ta có những khả năng khác nhau. Chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng tôi có một thỏa thuận nói về những vấn đề thực tế này" Jarju nói.

Theo Janos Pasztor, trợ lý tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, nếu có một bộ quy tắc cho các quốc gia bất kể giàu hay nghèo trong thỏa thuận, cũng sẽ có sự linh hoạt để các nước đang phát triển có thể tham gia.

"Các quốc gia đang phát triển nhận thức được trách nhiệm của họ, nhưng đồng thời cho rằng nước phát triển vẫn phải đi đầu. Bạn sẽ thấy điều đó trong kế hoạch quốc gia của họ", AP dẫn lời Pasztor nói.

"Khoảng hai phần ba lượng khí thải có thể tránh được là từ các quốc gia đang phát triển", Andrew Jones, đồng giám đốc nhóm chuyên gia khoa học Tương tác Khí hậu, cho hay. Với thực trạng khí thải như hiện nay, nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể lường trước được của các nước đang phát triển cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm.  

Chuyên gia khí hậu của NASA James Hansen nhận định rằng, dường như có sự không công bằng trong vấn đề biến đổi khí hậu. Ông cho biết đây là vấn đề do các nước phát triển gây ra, nhưng các quốc gia kém phát triển mới cảm nhận được điều này dù họ không phải nguyên nhân. 

Theo đại điện của Trung Quốc Xie Zhenhuan, dù sẽ rất khó khăn, nước này cam kết thay đổi hệ thống năng lượng và cắt giảm lượng khí thải vào năm 2030. Đến nay, Trung Quốc là quốc gia có lượng khí thải carbon gây ô nhiễm cao nhất thế giới.

Trái đất càng nóng, chủ nghĩa khủng bố càng khó bị diệt

Nhiều chuyên gia và quan chức nhận định biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân khiến tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) trỗi dậy mạnh mẽ.


Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm