Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thế giới 'cong' theo ý chí, cảm nghĩ thế nào?

Khi thời lượng quan tâm của bạn lặp đi lặp lại, thì thuật toán AI sẽ tự động ưu tiên đưa tin tức tương tự xuất hiện trên Facebook của bạn nhiều hơn.

Tin tức tiêu cực và smartphone

Internet chuyển tải tất cả các thể loại thông tin: tin tốt, tin trung lập, tin xấu. Thế nhưng, nhiều người cảm thấy tin xấu xuất hiện nhiều hơn tin tốt và tin trung lập. Thiên kiến tiêu cực và thuật toán AI (Artificial Intelligence - Trí tuệ nhân tạo) là hai trong nhiều cách giải thích vấn đề này.

Thiên kiến tiêu cực

Thiên kiến tiêu cực là khuynh hướng chú ý và ghi nhớ thông tin tiêu cực. Thiên kiến tiêu cực không hoàn toàn tiêu cực như tên gọi của nó. Thiên kiến tiêu cực là một bản năng sinh tồn của con người. Từ thuở hoang sơ, thiên kiến tiêu cực giúp con người ghi nhớ và cảnh giác trước các mối nguy hiểm trong thiên nhiên, với thú dữ, với kẻ địch để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người thân.

Nếu bạn quan sát số lượt tương tác tin tốt và tin xấu trên những trang báo có lượt truy cập cao, bạn sẽ thấy số lượt đọc, bình luận, chia sẻ tin xấu thường cao hơn tin tốt. Điều đó cho thấy nhu cầu cập nhật tin tức để phòng tránh các mối nguy hiểm là nhu cầu có thật, thiết yếu và chính đáng. Mà thường thì cái gì lưu ý kỹ thì sẽ nhớ lâu hơn. Thành ra, khi ôn lại trí nhớ, bạn thấy tin xấu (lưu ý để cảnh giác) rõ nét hơn tin tốt (đọc để nắm, không cần ứng phó).

Tin tuc anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: BBC.

Thiên kiến tiêu cực có sẵn trong mỗi con người, trong đó, mức độ tiêu cực bẩm sinh của người này khác người nọ. Tùy vào đám đông bạn thường xuyên tương tác, mà thiên kiến tiêu cực của bạn giảm đi hoặc tăng thêm theo thời gian. Trong đời thực, đám đông là những người bạn trò chuyện trực tiếp: gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp. Trong đời sống Internet, đám đông là những cộng đồng bạn kết nối, giao lưu, theo dõi.

Kết nối xã hội

Hồi chưa có Internet, bác sĩ tâm lý J.L.Moreno có một nghiên cứu về kết nối xã hội (social graph) khá thú vị về nguyên nhân phạm tội và bỏ học của các thiếu nữ ở tiểu bang New York (1930). Các em gái này ở các ký túc xá khác nhau (khác biệt về địa lý), có xuất thân đa dạng: khác biệt về sắc tộc, bối cảnh gia đình; nhưng họ kết bạn với nhau vì có cùng sở thích và năng lực tư duy tương đồng.

Đây là hiện tượng Homophily, trong gốc Latin có nghĩa là “yêu cái giống mình” (love of the same). Trong nhóm, một số em được xem là nhân vật gây ảnh hưởng, khiến các em khác ngưỡng mộ học theo. Khi các thủ lĩnh đòi bỏ học, phạm tội, các em thành viên cũng bắt chước làm theo.

Trong thời kỳ Internet, kết nối xã hội trông nhỏ bằng một chiếc smartphone bỏ vừa túi quần, nhưng nó mở ra một thế giới rộng lớn hơn rất nhiều. Bạn ngồi ở Việt Nam nhưng có thể biết được một chính trị gia ở Mỹ vừa nói gì, một người bạn vừa check in ở châu Âu, và một nghệ sĩ ở Hàn Quốc đang livestream. Kết nối xã hội trên Internet do bạn tạo ra, và do công nghệ gợi ý dẫn lối.

Một mặt, bạn là người chủ động tạo ra số lượng và chất lượng kết nối xã hội qua Internet: số giờ dùng Internet, người nào bạn muốn theo dõi, nội dung nào bạn muốn đăng lên hoặc bạn đọc vào. Còn công nghệ gợi ý dẫn lối? Lấy Facebook làm một ví dụ.

Số lượng hình ảnh, bài viết, tin nhắn bạn xem và tạo ra trên Facebook là cơ sở dữ liệu rất chân thật về cá tính, nhu cầu của bạn mà có khi người thân nhất với bạn không nắm nhiều bằng. Thuật toán AI của Facebook sẽ phân tích, xử lý dữ liệu này để cá nhân hóa trải nghiệm lướt Facebook cho riêng bạn. Facebook sẽ ưu tiên hiển thị những tin đăng liên quan đến mối quan tâm của riêng bạn và người có đặc điểm tương đồng với bạn.

Một số người nghĩ rằng họ không để lại dấu vết trên Facebook vì họ cẩn thận không bao giờ Like, Share, Comment, và do đó, Facebook không biết thị hiếu của họ? Trong trường hợp này, bạn sẽ được Facebook phục vụ, trình bày những tin đăng mà người có đặc điểm xã hội giống bạn (tuổi, giới tính, địa lý, sự tương đồng của những sở thích khác) thường quan tâm. Bạn nghĩ: nhưng làm sao biết tôi quan tâm những gợi ý đó?

Một cách đo lường mức độ quan tâm một chủ đề là số giây bạn dừng lại ở chủ đề đó khi bạn lướt Facebook. Quan tâm ở đây không nhất thiết là bạn yêu thích, hay bạn đồng tình, chỉ đơn giản là bằng chứng cho thấy (tuy cuộc sống có rất nhiều thứ chi phối, đòi hỏi sự chú ý của bạn nhưng) bạn sẽ sẵn lòng dừng vài giây phút để đọc (hoặc xem) nội dung thuộc chủ đề được gợi ý.

Khi thời lượng quan tâm của bạn lặp đi lặp lại, thì thuật toán AI sẽ tự động ưu tiên đưa tin tức tương tự xuất hiện trên Facebook của bạn nhiều hơn. Bạn nghĩ nó là ngẫu nhiên, nhưng thật ra nó là một sự tối ưu hóa của (người làm ra) công nghệ. Cái đích cuối cùng của đội ngũ Facebook tất nhiên là giữ người dùng online Facebook càng thường xuyên, càng lâu càng tốt.

Vậy nên, cái thế giới phẳng mà bạn đang theo dõi qua Internet nó thật ra đã ít nhiều “cong” theo ý chí, cảm nghĩ

Ai Huynh/NXB Trẻ

Bình luận

SÁCH HAY