Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thành phố hoang tàn 3 thập kỷ sau thảm họa Chernobyl

30 năm sau thảm họa hạt nhân Chernobyl ở Ukraine, Pripyat vẫn là một thành phố ma khi nồng độ phóng xạ cao gấp hàng trăm nghìn lần so với bình thường.

tham hoa hat nhan chernobyl anh 1

Khung cảnh hoang vắng ở thành phố Pripyat sau thảm họa hạt nhân. Ngày 26/4/1986, các kỹ sư tiến hành một thử nghiệm và vô tình khiến lò phản ứng số 4 của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl phát nổ, tạo đám cháy khổng lồ. Hàng trăm nhân viên cứu hỏa mất 10 ngày để dập tắt ngọn lửa. Hơn 50 công nhân làm việc trong lò phản ứng thiệt mạng ngay khi thảm họa xảy ra. Ảnh: Getty

tham hoa hat nhan chernobyl anh 2

Một khu vực bị bỏ hoang ở Pripyat. Các nhà khoa học cho biết, mức phóng xạ trong vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl cao gấp 400 lần so với quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. 36 giờ sau sự cố, chính quyền Liên Xô phải sơ tán khẩn cấp 120.000 người khỏi khu vực, bao gồm 43.000 dân ở Pripyat. Ảnh: Reuters

tham hoa hat nhan chernobyl anh 3
Hệ thống radar của chính quyền Xô Viết cũ trong thời Chiến tranh Lạnh nhằm phát hiện tên lửa bị bỏ hoang tại Pripyat. Nhiều thập kỷ sau sự cố kinh hoàng, một vài người quay trở lại thành phố bất chấp lượng phóng xạ còn tồn đọng có thể khiến họ gặp nguy hiểm. Ảnh: Getty
tham hoa hat nhan chernobyl anh 4
Quảng trường ở thành phố Pripyat tấp nập trước năm 1986 và cảnh tượng hoang vắng ngày nay. Ảnh: Getty 
tham hoa hat nhan chernobyl anh 5
Nhiều loài động vật phát triển mạnh tại nơi đây do không có sự tác động của con người. Tuy nhiên, tỷ lệ đột biến rất cao do nguồn thức ăn của chúng bị nhiễm lượng phóng xạ lớn. Ảnh: AP
tham hoa hat nhan chernobyl anh 6

Một hội trường bị bỏ hoang. Các nhà khoa học cho rằng, nồng độ phóng xạ ở thành phố này chỉ quay về mức bình thường và an toàn cho con người sinh sống trong 24.000 năm nữa. Ảnh: 

AP 
tham hoa hat nhan chernobyl anh 7

Bàn ghế mục nát tại giảng đường ở trung tâm văn hóa Energetika. Ảnh: Getty

tham hoa hat nhan chernobyl anh 8

Hiện tại, vài chục công nhân làm việc trong thành phố khoảng vài giờ mỗi tháng để khôi phục lại một số công trình. Ảnh: Reuters

tham hoa hat nhan chernobyl anh 9
Xác động vật tại một tòa nhà chung cư 16 tầng bị bỏ hoang sau sự cố. Ảnh: Getty
tham hoa hat nhan chernobyl anh 10

Nồng độ phóng xạ đo được bên ngoài hàng rào vây quanh lò phản ứng số 4 tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl là dưới 1 microsievert/giờ, mức vẫn được coi là an toàn. Ảnh: Getty

tham hoa hat nhan chernobyl anh 11

Một vòm thép được dựng lên ở địa điểm xảy thảm họa nằm trong dự án Hệ thống che chắn mới (NSC) nhằm ngăn sự rò rỉ phóng xạ. Sau khi hoàn thành, hệ thống NSC sẽ bao bọc toàn bộ tòa nhà chứa lò phản ứng bị hư hại của tổ lò số 4 nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, giống như một “hầm mộ” khổng lồ. Ảnh: AP 

tham hoa hat nhan chernobyl anh 12
Nhân viên làm việc trong nhà máy xử lý chất thải phóng xạ lỏng ở khu vực nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Ảnh: Reuters 
tham hoa hat nhan chernobyl anh 13
Một người đàn ông đốt nến, đặt hoa tưởng niệm các công nhân và nhân viên cứu hỏa đã thiệt mạng trong thảm họa tại thành phố Slavutych, Ukraine, gần nhà máy Chernobyl. Ảnh: Reuters
Toàn cảnh tác động của thảm họa hạt nhân Chernobyl Chất phóng xạ từ lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại Ukraine lan khắp châu Âu sau sự cố thảm khốc vào ngày 26/4/1986.

Thảm họa hạt nhân Chernobyl qua ảnh vệ tinh

Ảnh vệ tinh vào các năm 1986, 1992, 2001 và 2007 cho thấy, môi trường sống tự nhiên quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl biến đổi lớn sau vụ nổ kinh hoàng.

Tống Hoa

Bạn có thể quan tâm