Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngày kinh hoàng vì động đất, sóng thần ở Nhật 5 năm trước

Thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 ở Nhật Bản đã xóa sổ nhiều thị trấn, gây sự cố rò rỉ hạt nhân và khiến hàng nghìn người dân rơi vào tình cảnh tuyệt vọng.

dong dat song than Nhat Ban anh 1

Vào lúc 14h46 ngày 11/3/2011, trận động đất mạnh 9 độ Richter, mạnh nhất trong lịch sử Nhật Bản và là một trong năm trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trên thế giới, đã làm rung chuyển đất nước mặt trời mọc. Tâm chấn ở vùng đông bắc Nhật Bản,

cách Tohoku

 khoảng 70 km về phía đông. Trong ảnh, các bể chứa khí phát nổ sau khi trận động đất tấn công nhà máy lọc dầu Cosmo ở thành phố Ichihara, tỉnh Chiba.

Ảnh: Reuters

dong dat song than Nhat Ban anh 2

Trận động đất đã kéo theo cơn sóng thần khổng lồ. Trong vòng một giờ xảy ra động đất, các thị trấn dọc bờ biển đều bị những đợt sóng khổng lồ san phẳng. Những ngọn sóng cao 4-5 m liên tiếp ập lên nhà cửa và những cánh đồng. Ở mức cao nhất, sóng thần tại Miyako, Iwate, được ước tính cao đến 40 m. Ảnh: Reuters

dong dat song than Nhat Ban anh 3

Con sóng khổng lồ ập vào bờ biển Minamisoma ở Fukushima. Nhiều thị trấn đã bị phá hủy, trong khi các khu dân cư đông đúc bị xoá sổ. Ảnh: AFP

dong dat song than Nhat Ban anh 4

Những ngôi nhà ở Natori, tỉnh Fukushima, bốc cháy trong thảm hoạ kép. Ở nhiều khu vực khác, sân bay, cảng, nhà cửa đều chìm ngập dưới nước. Ảnh: Reuters

dong dat song than Nhat Ban anh 5

Khung cảnh hoang tàn ở tỉnh Miyagi một ngày sau động đất, sóng thần. Trong ảnh, người dân sử dụng thùng chứa nổi để thay cho thuyền đang được lực lượng cứu hộ đưa ra khỏi khu vực nguy hiểm. Ảnh: Reuters

dong dat song than Nhat Ban anh 6

Một binh sĩ đang cõng cụ ông ra khỏi nơi đổ nát để đưa đến nơi trú ẩn. Đêm 11/3/2011, chính phủ Nhật ban bố "tình trạng khẩn cấp điện hạt nhân" và yêu cầu giới chức địa phương sơ tán người dân trong khu vực bị ảnh hưởng đến nơi an toàn. Ảnh: Reuters


dong dat song than Nhat Ban anh 7
Người đàn ông thẫn thờ nhìn về phía đống đổ nát ở thành phố Sendai sau đêm 11/3/2011. Ảnh: Reuters/Kyodo
dong dat song than Nhat Ban anh 8

Trên con đường bị ngập lụt sau sóng thần, người dân thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi, phải dùng thuyền để di chuyển. Ảnh: AFP


dong dat song than Nhat Ban anh 9

Ôtô và máy bay chất đống cùng rác thải ở sân bay Sendai. Ảnh: Reuters

dong dat song than Nhat Ban anh 10

Những cột khói bốc lên mù mịt ở thị trấn Yamada, tỉnh Iwate, một trong những nơi bị tàn phá nặng nề nhất. Ảnh: AFP


dong dat song than Nhat Ban anh 11

Trên nóc toà nhà ở thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi, người dân xếp chữ SOS để cầu cứu.

Các chấn động kéo dài 6 phút và hàng nghìn dư chấn trong ngày định mệnh 11/3 đã làm rung chuyển nhiều tòa nhà ở khắp miền bắc Nhật Bản và thủ đô Tokyo.

Ảnh: AFP


dong dat song than Nhat Ban anh 12

Akane Ito, 29 tuổi, ngồi trên sàn tầng hai của một căn hộ sập vì động đất và sóng thần ở thành phố Natori, tỉnh Miyagi. Hình ảnh người phụ nữ ngồi và khóc trong tình trạng tuyệt vọng khiến dư luận thế giới xúc động. Nhiều người sống sót mô tả rằng sau ngày 11/3, cảnh tượng quê hương họ kỳ quái như trong các bộ phim của Hollywood. Ảnh: Reuters


dong dat song than Nhat Ban anh 13

Bên căn nhà đã bị phá huỷ ở thị trấn Onagawa, tỉnh Miyagi, người đàn ông càng thêm đau khổ vì người mẹ của ông đã bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Thảm hoạ kép đã gây tổn thất nặng nề nhất cho đất nước mặt trời mọc kể từ sau Thế chiến II, khiến khoảng 19.000 người thiệt mạng và mất tích, gần 160.000 người mất nhà cửa. Ảnh: Reuters

 
dong dat song than Nhat Ban anh 14

Nhân viên cứu hộ tìm kiếm thi thể và người sống sót ở thành phố Kesennuma. Ảnh: Getty


dong dat song than Nhat Ban anh 15

Người dân thành phố Sendai xếp hàng dài để lấy nước trong một trường học. Ảnh: Reuters

dong dat song than Nhat Ban anh 16

Một binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ôm bé gái 4 tháng tuổi được cứu sống sau trận động đất ở thành phố Ishinomaki. Ảnh: Reuters


dong dat song than Nhat Ban anh 17

Chưa kịp hoàn hồn sau những cơn dư chấn, Nhật Bản đã phải gồng mình trước những nguy cơ xảy ra với nhà máy điện hạt nhân Fukushima, khi bộ phận làm mát của các lò phản ứng hạt nhân không hoạt động. Đây được coi là thảm hoạ hạt nhân nhân tồi tệ nhất kể từ sau "cơn ác mộng" tại nhà máy điện Chernobyl ở Ukraine năm 1986. Hàng chục nghìn người được yêu cầu sơ tán khỏi phạm vi 20 km quanh các lò phản ứng của nhà máy Fukushima I. 5 năm sau, quá trình xử lý các lò phản ứng vẫn là thách thức lớn với Nhật Bản. Ảnh: Reuters

 
dong dat song than Nhat Ban anh 18

Lực lượng cứu hộ làm nhiệm vụ tại một nhà máy bị hư hại ở Sendai giữa tuyết rơi. Đã 5 năm đã trôi qua, nhưng hàng nghìn người dân vẫn chưa thể trở về quê hương vì nỗi lo phóng xạ sau sự cố hạt nhân. Ảnh: Reuters


dong dat song than Nhat Ban anh 19

Con tàu bị sóng cuốn trôi vào bờ, trườn lên nóc nhà của một khách sạn ở thành phố Otsuchi, tỉnh Iwate. Theo ước tính, thảm hoạ năm 2011 đã gây thiệt hại lên đến 300 tỷ USD cho Nhật Bản. Chính phủ và người dân Nhật Bản vẫn đang nỗ lực tái thiết và xây dựng cuộc sống trong những năm qua. Ảnh: AFP


Khoảnh khắc sóng thần cao 10 m tàn phá Nhật Bản năm 2011 Trận động đất 9,0 độ Richter gây ra những đợt sóng thần tàn phá miền đông bắc Nhật Bản vào ngày 11/3/2011.
Sóng thần cuốn trôi nhà cửa, xe cộ ở Nhật năm 2011 Những ngọn sóng thần cao 10 m gây tàn phá trên diện rộng ở vùng đông bắc Nhật Bản vào tháng 3/2011, thiệt hại kinh tế ước tính hơn 200 tỷ USD.

Vùng đất chết ở Fukushima sau động đất, sóng thần

5 năm sau thảm hoạ kép ở Nhật Bản, chỉ 440 người trong tổng dân số 8.000 người dân thị trấn Naraha quay trở lại quê hương, nhiều ngôi nhà đã bị bỏ hoang hoàn toàn.

Lò phản ứng Fukushima: Robot cũng 'tan chảy'

5 năm sau thảm họa, mức độ phóng xạ tại nhà máy Fukushima vẫn còn rất mạnh, robot tìm kiếm cũng bị phá hủy, khiến việc loại bỏ các thanh nhiên liệu nguy hiểm là điều không thể.

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm