Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh bệnh viện hoang tàn sau gần 30 năm thảm hoạ Chernobyl

Bệnh viện gần nhà máy điện nguyên tử Chernobyl tại Ukraine trở nên hoang vắng sau thảm hoạ hạt nhân năm 1986.

Hơn 29 năm trước, thảm họa hạt nhân Chernobyl dẫn đến cái chết của hàng chục nghìn người dân. Các nhà khoa học cho biết, mức phóng xạ trong vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl cao gấp 400 lần so với quả bom  nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.
Những người chứng kiến vụ nổ từ thành phố Pripyat, nơi ở chính của những công nhân tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl nay thuộc Ukraine, cho biết: "Chúng tôi không biết rằng cái chết có thể tới".
Sau vụ nổ, người ta đưa nhiều nạn nhân tới bệnh, bao gồm nhiều trường hợp bỏng tới nội tạng.
Một số nạn nhân miêu tả phóng xạ có vị như kim loại. Vài người khác lại nói nó gây cảm giác tương tự như kim châm trên mặt.
Nhiều lính cứu hoả tới bệnh viện chữa trị sau những nỗ lực khắc phục hậu quả tại nhà máy điện hạt nhân. Họ mắc hội chứng phóng xạ cấp tính với các biểu hiện như bỏng, buồn nôn và yếu sức. 
Các bác sĩ ngay lập tức cạo tóc và cởi quần áo của họ, những thứ đang phóng xạ. Một số người sau đó đã chết.
Nhà xác của bệnh viện tại thành phố Pripyat.
Các bác sĩ để tóc và quần áo của bệnh nhân xuống tầng hầm. Ngày nay, nồng độ phóng xạ tại nơi này vẫn cao gấp 375.000 lần so với mức bình thường.
Theo Daily Mail, sau một số cuộc họp về mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng mà vụ nổ tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl gây ra, Mỹ cử một đội bác sĩ và đưa các thiết bị đến. Với những trường hợp nặng, họ phải phẫu thuật ghép tuỷ.
Các bác sĩ sử dụng tuỷ xương và gan của trẻ sơ sinh chết yểu hoặc thai nhi bị phá cho các ca phẫu thuật. Tuy nhiên, nhiều người vẫn qua đời.
Danh sách học sinh của một trường tại thành phố Pripyap. 36 tiếng sau vụ nổ, chính quyền Liên Xô quyết định di tản toàn bộ dân cư sinh sống xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl trong vòng bán kính 30 km. 
Khi những người dân sơ tán, họ bỏ lại mọi thứ, bao gồm vật nuôi. Phần lớn chúng đã chết bởi phóng xạ.
Nhiếp ảnh gia Michael Hunlewicz đã thăm khu vực hoang do ảnh hưởng của chất phóng xạ 29 năm sau vụ nổ tại nhà máy Chernobyl xảy ra và ghi lại những hình ảnh ám ảnh về sự tàn khốc của thảm hoạ.
"Khi vụ việc xảy ra, tôi mới chỉ là một đứa trẻ 2 tuổi sống gần Ba Lan. Các bác sĩ đã tiêm cho tôi một mũi dung dịch Lugol để bảo vệ tôi khỏi chất phóng xạ", người đàn ông này nói.
Theo Hunlewicz, các vật liệu hạt nhân vẫn còn trong nhà máy điện Chernobyl và vẫn sẽ phát ra chất phóng xạ trong hàng nghìn năm nữa.

Chân dung người phụ nữ dám vào 'vùng đất ma' để ăn táo

Một nhà khoa học nữ trở nên nổi tiếng sau khi hình ảnh những lần cô tới gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl để đo nồng độ chất phóng xạ và ăn táo xuất hiện trên mạng.

Sự cố điện hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử loài người

Lò phản ứng số 4 tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nổ ngày 26/4/1986, gây ra thảm họa hạt nhân dân sự tồi tệ nhất lịch sử nhân loại.

Kim Ngân

Ảnh: Daily Mail

Bạn có thể quan tâm