Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự cố điện hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử loài người

Lò phản ứng số 4 tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nổ ngày 26/4/1986, gây ra thảm họa hạt nhân dân sự tồi tệ nhất lịch sử nhân loại.

Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl nằm ở thành phố Pripyat, Ukraine. Rạng sáng ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy gặp sự cố, dẫn tới hiện tượng các thanh nhiên liệu hạt nhân tan chảy. Vụ nổ và cháy lò phản ứng khiến hạt phóng xạ lan rộng tới các nước châu Âu.


Tai nạn xảy ra khi các công nhân thử nghiệm tính năng làm mát khẩn cấp trong lõi lò phản ứng. Lò số 4 được tắt theo đúng quy trình nhưng sự cố xảy ra khiến các thanh nhiên liệu hạt nhân chảy. Hơi nước kẹt trong lò phá hủy phần mái bê tông nặng 2.000 tấn của công trình, khiến phóng xạ phát tán ra môi trường.

Cuộc sống ở 'vùng đất ma' quanh nhà máy Chernobyl

Gần 30 năm sau thảm họa nguyên tử Chernobyl, hàng nghìn công nhân vẫn làm việc miệt mài và lặng lẽ để khắc phục hậu quả vụ nổ và tháo dỡ nhà máy.

 


Sự cố điện hạt nhân nghiêm trọng nhất lịch sử làm 31 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác nhiễm xạ. Hiện tại, nhà chức trách Ukraine và các tổ chức quốc tế chưa thể thống kê chính xác số nạn nhân của thảm họa Chernobyl.


Ngay sau sự cố, người dân được lệnh sơ tán khẩn cấp. Họ rời nhà khi không kịp chuẩn bị đồ đạc. Pripyat nhanh chóng trở thành đô thị ma không một bóng người sinh sống.

Nhằm hạn chế phóng xạ phát tán, chính quyền Liên Xô đã điều trực thăng tới phun hóa chất đặc biệt xung quanh lò phản ứng.

'Thành phố ma' Chernobyl nhìn từ camera bay

Gần 30 năm sau sự cố hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử loài người, thành phố Pripyat, Ukraine, nằm bên cạnh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, vẫn hằn nguyên dấu vết của thảm họa.

 

Các thiết bị cơ giới và xây dựng được điều tới Chernobyl để xây nấm mồ bọc quanh lò phản ứng bị phá hủy. Các thanh nhiên liệu cùng lò phản ứng hư hại bị chôn vùi vĩnh viễn.

Ảnh hưởng của vụ nổ vẫn tồn tại hàng thập niên sau tai nạn. Nhiều đứa trẻ bị ung thư dù chào đời sau thảm họa.

Sau gần 30 năm, dấu vết của sự cố vẫn hiện hữu ở Pripyat. Mọi thứ gần như không thay đổi kể từ thời điểm 50.000 người vội vã trốn chạy bóng ma hạt nhân.

Những công trình công cộng bị thiên nhiên tàn phá sau gần 30 năm quên lãng.

Vài năm gần đây, Pripyat trở thành điểm đến yêu thích của những người ưa mạo hiểm. Tuy nhiên, quân đội Ukraine lập chốt gác quanh vùng thảm họa. Chỉ những người có giấy phép của chính quyền Ukraine mới được vào khu vực nhiễm xạ.

Bi kịch của nạn nhân nhiễm phóng xạ từ thảm họa Chernobyl

Nhiều đứa trẻ mắc dị tật hoặc bệnh nguy hiểm ngay từ khi chào đời vì cha, mẹ nhiễm phóng xạ từ vụ nổ ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl gần 3 thập kỷ trước.


Hồng Duy

Ảnh: RT

Bạn có thể quan tâm