Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tháng năm thăng trầm của nhà sách lớn nhất nước Mỹ

Kể từ hiệu sách đầu tiên mở cửa vào năm 1932, sau nhiều thăng trầm trong quá trình phát triển, Barnes & Noble vươn lên trở thành hệ thống bán lẻ sách lớn nhất tại Mỹ.

nha sach anh 1

Khởi nguồn của thương hiệu này có từ thế kỷ 19, khi Charles Barnes bán sách tại ngôi nhà của mình ở Wheaton, Illinois (Mỹ) vào năm 1873. Hơn 40 năm sau, con trai của ông, William Barnes, chuyển đến New York và hợp tác với G. Clifford Noble, thành lập Barnes & Noble. Nhà sách đầu tiên của Barnes & Noble được mở trên Đại lộ số 5, thành phố New York vào năm 1932, giữa cuộc Đại khủng hoảng. Ngày nay, công ty vẫn duy trì một điểm bán trong khu phố gần đó. Ảnh: Beyond My Ken - Own work.

nha sach anh 2

Năm 1971, Leonard Riggio mua lại Barnes & Noble. Riggio bắt đầu làm việc tại hiệu sách của Đại học New York khi còn là sinh viên. Sau đó ông bỏ học và mở hiệu sách riêng ở tuổi 24. 6 năm sau, Riggio vay 1,2 triệu USD để mua lại cửa hàng Barnes & Noble duy nhất tại thời điểm đó. Ông đưa các thành viên trong gia đình vào công việc kinh doanh: Bố của Riggio điều hành văn phòng và các anh trai Jimi và Steve làm việc trong cửa hàng. Đến cuối những năm 1990, Steve giữ chức phó chủ tịch (sau này là CEO) của Barnes & Noble, trong khi Jimi điều hành doanh nghiệp vận tải đường bộ chuyên vận chuyển sách của công ty. Ảnh: Business Wire.

nha sach anh 3

5 năm sau khi mua Barnes & Noble, Riggio đưa doanh thu hàng năm tăng từ 1 triệu USD lên 10 triệu USD. Ông gây chú ý khi thêm các đặc quyền như sử dụng điện thoại và phòng tắm cho khách hàng đến nhà sách, khiến người mua muốn nán lại. Một bước ngoặt đối với Barnes & Noble đến vào giữa những năm 1980 khi Riggio gặp Anton Dreesmann, CEO Vendex International, một tập đoàn bán lẻ khổng lồ của Hà Lan. Riggio thuyết phục ông này đầu tư và Dreesmann trả 18 triệu USD cho 30% cổ phần của hệ thống bán lẻ sách. Dòng tiền cho phép Riggio nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh. Ảnh: Barnes & Noble.

nha sach anh 4

Năm 1987, Barnes & Noble trở thành hiệu sách lớn thứ 2 tại Mỹ chỉ sau một đêm khi mua B. Dalton Bookseller, một hệ thống bán lẻ sách có 797 cửa hàng. Tiếp theo là các thương vụ mua lại khác, bao gồm Doubleday Book Shops and BookStop. Barnes & Noble lên sàn giao dịch chứng khoán và trở thành công ty đại chúng vào năm 1993. Ảnh: Wikipedia.

nha sach anh 5

Barnes & Noble bắt đầu gia tăng quy mô, trở thành hệ thống bán lẻ sách khổng lồ vào cuối những năm 1990, khi Riggio mở các siêu thị sách. Bên cạnh mặt hàng chủ lực, họ còn kinh doanh đĩa nhạc, đồ chơi trẻ em và tạo ra không gian đọc sách ngay tại cửa hàng. Đến năm 1999, Barnes & Noble điều hành 520 siêu thị trên khắp nước Mỹ, cộng với 465 cửa hàng B. Dalton. Công ty sở hữu khoảng 1/4 thị trường. Cứ 8 cuốn sách thương mại bán ở Mỹ thì có một cuốn được mua tại Barnes & Noble. Ảnh: Foursquare.

nha sach anh 6

Trong quá trình phát triển, Barnes & Noble cũng chịu sức ép cạnh tranh từ các hệ thống nhỏ hơn, những đơn vị có thể đạt thỏa thuận riêng với nhà xuất bản để phân phối tốt hơn một số loại sách nhất định. Vào cuối những năm 90, căng thẳng giữa các hiệu sách và Barnes & Noble lên cao đến mức truyền cảm hứng cho bộ phim You've Got Mail năm 1998 của Nora Ephron. Ảnh: WB.

nha sach anh 7

Cạnh các nhà sách độc lập, Barnes & Noble còn đối đầu với Borders, một chuỗi cửa hàng được thành lập ở Michigan vào năm 1971, sở hữu hàng trăm nhà sách ở Mỹ và nước ngoài. Lợi thế của Borders nằm ở hệ thống quản lý hàng tồn kho hiện đại, có thể dự đoán những gì khách hàng sẽ mua. Tuy nhiên, Borders lại phạm sai lầm khi dồn sức vào kinh doanh CD và DVD, xem nhẹ việc kinh doanh trực tuyến, giao phó hoạt động này cho đối tác non trẻ Amazon.com. Đến năm 2011, Borders nộp đơn phá sản, sa thải 11.000 nhân viên, đóng cửa 400 nhà sách. Barnes & Noble mua lại thương hiệu này với giá 13,9 triệu USD. Ảnh: adonline.

nha sach anh 8

Ra đời vào năm 1995, trang web bán sách mới mở của Jeff Bezos nhanh chóng trở thành mối đe dọa đối với hoạt động kinh doanh của Barnes & Noble. Amazon đạt doanh thu 110 triệu USD mỗi năm vào năm 1997 và xuất hiện trên thị trường chứng khoán. Nhưng Barnes & Noble không đứng yên. Họ cũng chuyển sang hoạt động trực tuyến. Công ty thuê các nhà thiết kế web ở Thung lũng Silicon xây dựng barnesandnoble.com và đưa ra mức chiết khấu 30% cho tất cả sách bìa cứng. Barnes & Noble gia nhập thị trường máy đọc sách điện tử vào năm 2009 với việc ra mắt Nook. Ảnh: Reuters.

nha sach anh 9

Những năm 2010 là giai đoạn đầy biến động đối với hệ thống bán lẻ sách lớn nhất nước Mỹ. Doanh số sụt giảm, cổ phiếu rớt giá, tình trạng rối loạn của bộ máy điều hành, bao gồm cả vụ bê bối quấy rối tình dục. Barnes & Noble đóng cửa hàng Fifth Avenue vào năm 2014 và khoảng 150 cửa hàng khác trong giai đoạn 2008-2018. Năm 2018, công ty sa thải 1.800 nhân viên, báo lỗ 7 quý liên tiếp. Một năm sau, Elliott Advisors mua lại Barnes & Noble với giá 638 triệu USD và bổ nhiệm James Daunt, CEO hệ thống bán lẻ sách Waterstones của Anh, làm Giám đốc điều hành. Ảnh: The New York Times.

nha sach anh 10

Khi đại dịch Covid-19 ập đến, giống như các nhà bán lẻ khác, Barnes & Noble phải tạm thời đóng hàng trăm cửa hàng. Tuy nhiên, khó khăn này cuối cùng lại là một lợi thế bất ngờ cho hoạt động kinh doanh của họ. Barnes & Noble tận dụng thời gian đóng cửa để tân trang các cửa hàng. Doanh số bán sách bắt đầu hồi phục sau nhiều năm tăng trưởng chậm lại. "Đại dịch là lúc rất tốt để đọc", CEO Daunt cho biết. Mọi người bị buộc phải ở nhà, họ có nhiều thời gian hơn và đến lúc nào đó TV trở nên nhàm chán, người ta lại tìm đến với sách. Ảnh: Barnes & Noble.

nha sach anh 11

Đến năm 2022, doanh số bán ra của Barnes & Noble tăng 3% so với mức trước đại dịch, trong đó sách tăng 14%. Sau hơn một thập kỷ thu hẹp quy mô cửa hàng, Barnes & Noble đang phát triển trở lại. Vào cuối năm, công ty thông báo kế hoạch bổ sung 30 cửa hàng mới trong năm kế tiếp. Đầu tháng 2, Barnes & Noble triển khai chương trình đăng ký thành viên trị giá 40 USD/năm với hàng loạt ưu đãi như giảm giá sách, giao hàng miễn phí, tặng túi, nâng thức uống tại các cửa hàng cà phê sách. Ảnh: Reuters.

Một nhà xuất bản Pháp cấm AI làm bìa sách

Theo Actualité, mới đây, đơn vị xuất bản Le Livre de Poche (công ty con của Albim Michel và Hachette Livre) đã tuyên bố không sử dụng bìa do AI làm.

Các nhà xuất bản độc lập Anh vượt qua Brexit và đại dịch

Tờ The Guardian dẫn lời Chủ tịch ban giám khảo giải thưởng sách Anh rằng 48 nhà xuất bản nước này đang "gặt hái thành quả từ việc xuất bản tác phẩm truyền được cảm hứng".

Nguyễn Hiếu

Bạn có thể quan tâm