Ngày 25/11, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội Nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, khóa XI (mở rộng) nhằm đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; vạch công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.
Theo báo cáo kinh tế - xã hội năm 2022, tổng sản phẩm GRDP toàn Bình Dương ước tăng 8,29%; GRDP bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng; thu ngân sách ước đạt 61.940 tỷ đồng, tăng 103%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 269.440 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm trước.
Nổi bật trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 35,7 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 25,8 tỷ USD, nâng tỷ lệ thặng dư thương mại gần 10 tỷ USD.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi nhìn nhận kết quả khả quan trong năm 2022 là nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tỉnh Bình Dương.
"Kết quả này rất có ý nghĩa và là sự cổ vũ rất lớn để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2023 và cả nhiệm kỳ 2020-2025", ông Lợi chia sẻ.
Tuy nhiên, Bí thư tỉnh ủy cho rằng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế cần được tỉnh tập trung khắc phục.
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu duy trì ổn định, kim ngạch xuất khẩu hơn 35%. Ảnh: Quỳnh Danh. |
Dẫn chứng điều này, Bí thư Lợi chỉ ra vấn đề quy hoạch cấp tỉnh còn chậm; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp; một số dự án khu đô thị, khu dân cư, nhà ở chậm được thanh tra, xử lý nên tình hình người dân tụ tập, khiếu nại, tố cáo vẫn còn diễn biến phức tạp; còn để xảy một số vụ cháy nổ, ô nhiễm môi trường gây hậu quả nghiêm trọng.
Mặt khác, ông Lợi đánh giá công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số chưa đạt kỳ vọng; giải quyết khó khăn của người dân, doanh nghiệp có lúc còn chưa nhịp nhàng, cán bộ còn ngừng ngại, xử lý công việc chưa thông suốt.
Nhấn mạnh năm 2023 là năm bản lề để thực hiện thành công nghị quyết Đại hội Đảng bộ cả nhiệm kỳ, Bí thư Nguyễn Văn Lợi đề nghị tỉnh tiếp tục phát triển bền vững và chú trọng theo chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt tập trung công tác lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm quy hoạch tỉnh đạt chất lượng cao nhất và đúng tiến độ đề ra.
Ngoài ra, tỉnh Bình Dương cũng hướng đến các kế hoạch, chương trình hành động về phát triển kinh tế - xã hội nói chung, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trước sự bùng nổ của khoa học - công nghệ, nhiều mô hình kinh doanh ra đời, cùng với đó là những thách thức đan xen cơ hội mới sau đại dịch Covid-19, tỉnh Bình Dương xác định: Không ngừng thực hiện các chiến lược đột phá kinh tế - xã hội, tiếp tục quyết liệt phát triển đề án thành phố thông minh lên tầm cao mới, đón làn sóng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Với tầm nhìn đó, tỉnh Bình Dương đang từng bước hình thành vùng đổi mới sáng tạo, tạo động lực phát triển mới, hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong điều kiện mới.
Những cuốn sách hay về miền Nam
Đế quốc An Nam và người dân An Nam - bên cạnh thông tin tổng quan về địa lý, sản vật, tập quán ở nước ta hồi thế kỷ XIX, nhiều thông tin quan trọng về sông Mekong, địa lý Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhất là Sài Gòn xưa, được ghi chép chi tiết.
Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.