Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thẩm phán Italy được phong á thánh

Giáo hội Công giáo vừa tổ chức lễ phong chân phước (á thánh) cho thẩm phán Italy bị mafia sát hại năm 1990 vì đấu tranh chống lại các băng đảng mafia khét tiếng ở nước này.

Ngày 9/5, Giáo hội Công giáo đã tổ chức lễ phong chân phước (á thánh) cho cố thẩm phán Rosario Livatino ở Argigento, Italy, sau 28 năm kể từ ngày ông Livatino được cho là "người tử vì đạo, vì công lý và đức tin”, BBC đưa tin.

Đây là bước cuối cùng trước khi một người được tuyên thánh - tức được coi là một vị thánh, ghi trong sổ các vị thánh của Giáo hội.

Đức Giáo hoàng Francis phát biểu tại buổi lễ: “Phục vụ lợi ích chung và với tư cách là một thẩm phán mẫu mực không bao giờ khuất phục trước tham nhũng, ông Livatino xét xử tội phạm không phải để lên án mà để cứu rỗi. Vì những cống hiến đó, ông sẽ được đặt dưới sự bảo vệ của Đức Chúa Trời”.

Sau buổi lễ, ông Livatino có danh xưng "người được ban phúc". Nghi lễ phong thánh sẽ là bước cuối cùng trong quy trình trở thành một vị thánh theo quy định của Giáo hội Công giáo.

tham phan Italy,  duoc phong chan phuoc,  Giao hoi Cong giao Italy anh 1

Chiếc áo dính máu của ông Livatino được trưng bày như một thánh tích trong nhà thờ lớn ở tỉnh Argigento, Italy trong buổi lễ phong chân phước ngày 9/5. Ảnh: AP.

Ông Livatino là một tín đồ Công giáo sùng đạo và thường cầu nguyện trong nhà thờ mỗi ngày trước khi đi làm. Vào thời điểm bị giết năm 1990, thẩm phán Livatino đang tiến hành một phiên tòa xét xử hàng loạt các thành viên mafia ở Italy.

Ngày 21/9/1990, xe của ông Livatino bị một xe khác đâm trên đường cao tốc. Ông cố chạy thoát nhưng vẫn bị 4 thành viên băng đảng Cosa Nostra - một trong 4 nhóm tội phạm lớn nhất Italy - đuổi theo và bắn chết. Những đối tượng này sau đó bị kết tội giết người và nhận án chung thân.

Sau cái chết của vị thẩm phán, Đức Giáo hoàng John Paul II phát biểu vào năm 1993: “Sự phán xét của Chúa đang đến gần”. Tuy nhiên, Giáo sư John Dickie, tác giả của cuốn sách lịch sử về băng đảng Cosa Nostra, nói với BBC rằng: “Những lời của Giáo hoàng John Paul II chỉ được đưa ra sau nhiều thập kỷ im lặng và thông đồng với mafia”.

Vào tháng 1, các nhà chức trách Italy bắt đầu phiên tòa xét xử khoảng 355 đối tượng bị nghi là thành viên băng Ndrangheta, một băng đảng khét tiếng khác ở Italy. Hàng loạt quan chức tham nhũng cũng bị phát hiện có dính líu đến băng nhóm tội phạm này. Quá trình xét xử dự kiến phải mất hơn hai năm.

Có 900 nhân chứng trong phiên xét xử mafia lớn nhất ở Italy

Các nhân chứng sẽ cung cấp lời khai về hoạt động rửa tiền tại Anh của ’Ndrangheta - đế chế tội phạm quyền lực nhất ở Italy hiện nay.

Vatican phong á thánh cho thẩm phán bị mafia ám sát

Một thẩm phán người Italy bị giới mafia vùng Sicily của Italy giết hại vào năm 1990 sẽ được tòa thánh Vatican tuyên phong chân phước (á thánh) và coi là người tử vì đạo.

Cường Lê

Bạn có thể quan tâm