Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Thảm họa SVB' đến từ lỗ hổng quản lý?

Bloomberg cho rằng SVB không quan trọng về mặt hệ thống. Và giới chức Mỹ không cần cố gắng ngăn chặn sự sụp đổ của những nhà băng như SVB.

Sự sụp đổ của SVB là vụ phá sản lớn thứ 2 trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ. Ảnh: Reuters.

Silicon Valley Bank (SVB) vừa sụp đổ. Đây là nhà băng lớn nhất phải đóng cửa kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Và giới đầu tư lo ngại rằng vết thương kinh tế có thể lan rộng hơn nữa.

SVB là ngân hàng niêm yết duy nhất tập trung vào Thung lũng Silicon và các dự án công nghệ mới. Nhà băng này đóng vai trò quan trọng trong giới startup Mỹ và được coi là xương sống của lĩnh vực này.

Câu hỏi đặt ra là sự sụp đổ của SVB có đến từ lỗ hổng trong quản lý hay không. Nhiều người cho rằng cơ quan quản lý Mỹ cần đảm bảo rằng các nhà băng có đủ nguồn lực để ngăn chặn thiệt hại đối với khách hàng và nền kinh tế rộng lớn hơn.

Theo các cây bút của Bloomberg, lãnh đạo của SVB có thể đã phớt lờ những lỗ hổng tài chính. Nhưng chưa chắc sự sụp đổ của ngân hàng này đã là một sai sót của các cơ quan quản lý.

Theo Bloomberg, SVB tham gia hoạt động kinh doanh cho vay tương tự hầu hết ngân hàng khác. Họ vay ngắn hạn từ khách gửi và đầu tư dài hạn vào các tài sản như trái phiếu và cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

Lợi nhuận của họ là phần chênh lệch giữa lãi vay và lãi gửi. Không may là các công ty khởi nghiệp công nghệ chiếm phần lớn trong số khách hàng của SVB.

ngan hang pha san anh 1

Rắc rối không chỉ dừng lại ở SVB. Ảnh: Reuters.

Khi các công ty công nghệ cạn kiệt tiền mặt trong thời kỳ thắt chặt chính sách, ngân hàng buộc phải bán lỗ chứng khoán để trả tiền cho khách hàng.

Để bù đắp khoản lỗ chứng khoán và khôi phục niềm tin của khách hàng, SVB đã cố gắng huy động thêm tiền từ các cổ phiếu. Khi kế hoạch thất bại, SVB bắt đầu đàm phán để tìm người mua lại.

Đến ngày 10/3, SVB phải từ bỏ nỗ lực huy động vốn mới hay tìm người mua. Cổ phiếu của ngân hàng bị tạm dừng giao dịch.

SVB bị giao lại cho Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC). Cơ quan này sau đó sẽ thanh lý tài sản của ngân hàng để trả tiền cho người gửi và chủ nợ của SVB.

Với tổng tài sản 209 tỷ USD, SVB là ngân hàng được bảo hiểm liên bang lớn thứ 2 phải đóng cửa tại Mỹ. Đáng nói, thay vì đợi thị trường chứng khoán đóng cửa như thường lệ, FDIC hành động ngay trong phiên giao dịch hôm 10/3.

Nhìn chung, theo Bloomberg, các ngân hàng - nhất là những ngân hàng lớn nhất - cần có nhiều vốn tự có hơn nhằm đảm bảo khả năng phục hồi của chính họ và hệ thống tài chính.

Trừ khi toàn bộ thị trường nói chung đang gặp khó khăn, hoặc nhiều ngân hàng khác rơi vào cảnh tương tự, tác động đối với nền kinh tế sẽ là rất nhỏ

Bloomberg

Nhưng câu chuyện của SVB không diễn ra như vậy. Bản thân ngân hàng này không quan trọng về mặt hệ thống.

Tính đến cuối năm 2022, tài sản hữu hình của SVB vào khoảng 109 tỷ USD, vượt xa 10 tỷ USD tiền gửi được bảo hiểm.

Tính đến ngày 8/3, khoản lỗ của ngân hàng này chưa tới 2 tỷ USD. Do đó, những người gửi tiền được bảo hiểm sẽ không có gì phải lo lắng.

"Trừ khi toàn bộ thị trường nói chung đang gặp khó khăn, hoặc nhiều ngân hàng khác rơi vào cảnh tương tự, tác động đối với nền kinh tế sẽ là rất nhỏ", Bloomberg nhận định.

Các tổ chức nhỏ như SVB hay Silvergate Capital hỗ trợ nền kinh tế thông qua việc cấp tín dụng cho một số thị trường hoặc lĩnh vực cụ thể. Điều đó khiến những rủi ro của họ cũng mang phong cách riêng.

Chẳng hạn, các doanh nhân ở Thung lũng Silicon hay những công ty tiền mã hóa có thể cùng lúc gặp khó khăn.

Khi lãi suất tăng, các ngân hàng có thể dễ bị tổn thương vì những khoản vay không lành mạnh. Nhưng bản thân họ đã được yêu cầu chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa rủi ro thích hợp.

"Đôi khi, các ngân hàng này không có các biện pháp phòng ngừa thích hợp, miễn là họ đủ can đảm để chịu trách nhiệm tài chính cho những sai lầm của mình. Vì thế, các cơ quan quản lý không nên cố gắng đảm bảo rằng những nhà băng này không bao giờ sụp đổ", Bloomberg viết.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Fed vào cuộc để ngăn 'thảm họa SVB' lây lan

Các cơ quan quản lý Mỹ đang gấp rút chuẩn bị những biện pháp nhằm ngăn tác động từ sự sụp đổ của SVB lan rộng toàn ngành.

Đằng sau 'thảm họa ngân hàng' Silicon Valley

Silicon Valley - xương sống của ngành đầu tư mạo hiểm Mỹ - là nhà băng lớn nhất phá sản kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính. Giới đầu tư lo ngại rủi ro sẽ lan rộng toàn ngành.

Gia vang kho tang tuan toi hinh anh

Giá vàng khó tăng tuần tới

0

Biến động trong biên hẹp tuần này cho thấy kim loại quý vẫn đang bị giới hạn. Chuyên gia Phố Wall và nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đang bối rối về triển vọng của giá vàng tuần tới.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm