Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tên lửa Mỹ trở lại châu Âu, nguy cơ Chiến tranh Lạnh tái diễn

Quân đội Mỹ đã triển khai trở lại lữ đoàn phòng không ở châu Âu giữa thời điểm căng thẳng gia tăng với Nga kéo theo nguy cơ Chiến tranh Lạnh bùng phát.

Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ đã rút lữ đoàn phòng không ra khỏi châu Âu vì sự có mặt của đơn vị này ở khu vực là không cần thiết. Tuy nhiên, căng thẳng giữa Nga và phương Tây thời gian gần đây khiến tình hình an ninh ở châu Âu diễn biến theo chiều hướng phức tạp.

Theo Washington Times, ngày 27/3, quân đội Mỹ đã triển khai lữ đoàn phòng không trở lại châu Âu, lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Đại tá Richard Wholey, Tư lệnh lữ đoàn 678 cho biết đó là một ngày đặc biệt đối với đơn vị.

“Chúng tôi đang ở Ansbach (Đức) sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Chúng tôi có đội Stinger, Avenger và chúng tôi có lý do để ở đây hôm nay”, đại tá Wholey nói. Chỉ huy Lữ đoàn 678 cho biết thêm đây là một trong những động thái mới nhất trong việc tái vũ trang của Mỹ ở châu Âu liên quan đến cuộc Chiến tranh Lạnh mới và căng thẳng với Nga.

Các sĩ quan lữ đoàn cho biết thêm đơn vị sẽ đảm nhận nhiệm vụ phòng không tầm thấp cho lực lượng Mỹ ở châu Âu. Năng lực phòng không tầm thấp của Mỹ ở châu Âu được xem là kém hơn so với Nga.

Chien tranh Lanh moi anh 1
Hệ thống phòng không tầm thấp Avenger khai hỏa trong một cuộc tập trận. Ảnh: Quân đội Mỹ.

Lữ đoàn 678 sẽ triển khai ở châu Âu trong thời gian 9 tháng nhằm hỗ trợ chiến dịch Atlantic. Lữ đoàn có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị phòng không châu Âu để đảm bảo an ninh đường không trên toàn khu vực. Chiến dịch Atlantic là một nỗ lực liên tục của NATO nhằm đáp trả việc Nga can thiệp vào Ukraine từ năm 2014, theo quân đội Mỹ tại châu Âu.

Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, các đơn vị quân đội Mỹ thường xuyên triển khai huấn luyện và hợp tác an ninh với các nước gồm Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Romania, Bulgari và Hungary. Quân đội Mỹ tại châu Âu nói rằng các hoạt động huấn luyện nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ và tin tưởng giữa quân đội các nước đồng minh, đóng góp cho ổn định khu vực và chứng minh cam kết của Mỹ đối với NATO.

Năm 2017, quân đội Mỹ ở châu Âu nói rằng cần phải làm nhiều hơn để giải quyết nhu cầu bảo vệ hàng không tại châu Âu. Quân đội Mỹ sẽ triển khai thêm nhiều đơn vị phòng không đến châu Âu để giải quyết mối lo ngại đó.

Chien tranh Lanh moi anh 2
Avenger có thể vô hiệu hóa các mục tiêu đường không ở cự ly 3,8 km. Ảnh: Quân đội Mỹ.

Đầu năm nay, Quân đội Mỹ ở châu Âu lần đầu tiên trong 15 năm trở lại đây bắt đầu đào tạo hệ thống phòng không vác vai FIM-92 Stinger cho tân binh tại sân bay Hohenfels, Đức. Quân đội Mỹ ít khi phải sử dụng tên lửa phòng không để bắn vào máy bay đối phương. Đây là một trong những lực lượng ít cần thiết vào những năm cuối Chiến tranh Lạnh.

Tên lửa phòng không là một trong những vũ khí đầu tiên được rút khỏi châu Âu khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Sự trở lại châu Âu của lữ đoàn phòng không không nhất thiết biểu lộ khả năng họ sẽ bắn vào máy bay của Nga nhưng phản ánh sự “thù địch” đối với Moscow.

Việc Mỹ triển khai lữ đoàn phòng không đến châu Âu diễn ra đúng thời điểm căng thẳng gia tăng giữa Nga và phương Tây liên quan đến vụ trục xuất nhà ngoại giao giữa hai bên. Hôm 26/3, Mỹ trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga và đóng cửa Tổng lãnh sự quán Nga ở Seattle với cáo buộc Moscow đứng sau vụ cựu điệp viên Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh.

Đáp lại động thái trên, hôm 30/3, Nga tuyên bố trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ, đồng thời đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ ở St. Petersburg. Cuộc chiến tình báo giữa Nga và phương Tây khiến giới phân tích lo ngại kịch bản tương tự cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 sẽ lặp lại, kéo theo một cuộc Chiến tranh Lạnh mới gây tổn hại đến an ninh thế giới.

Tàu ngầm Mỹ đội lớp băng dày 0,5 m ở Bắc Cực Các thủy thủ tàu ngầm Mỹ phải tính toán chính xác độ dày của lớp băng nếu không có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc thân tàu khi nổi lên ở trên băng.

Gián điệp núp bóng ngoại giao, cuộc chiến không hồi kết

Những nhân viên gián điệp đến làm việc ở nước ngoài trong vai trò nhà ngoại giao là cách thức mà các cơ quan tình báo thực hiện để giám sát đối phương trong hàng trăm năm qua.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm