Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

LONGFORM

Trục xuất ngoại giao phương Tây - Nga: Chiến tranh Lạnh có trở lại?

Vụ trục xuất hơn 140 nhà ngoại giao Nga của gần 30 nước, dẫn đầu bởi Anh và Mỹ, làm dấy lên lo ngại về sự quay trở lại của Chiến tranh Lạnh, nỗi ám ảnh cho hòa bình thế giới.

Chien tranh Lanh Nga Phuong Tay anh 1Chien tranh Lanh Nga Phuong Tay anh 2

Căng thẳng Nga với phương Tây đang ở mức nghiêm trọng nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào đầu 1990. Nỗi lo nguy cơ cuộc chiến từng chi phối thế kỷ 20 trở lại đang ngày càng hiển hiện.

T

rong những ngày tính toán kế hoạch trục xuất gián điệp và nhà ngoại giao Nga quy mô nhất từ trước đến nay đối với Mỹ, rất ít người ở Washington có thể đoán chính xác Tổng thống Trump muốn làm gì. Các quan chức tình báo, những người từ lâu luôn muốn phá vỡ mạng lưới gián điệp của Nga tại Mỹ, lo lắng tổng thống có thể không chấp thuận kế hoạch đóng cửa Lãnh sự quán Nga ở thành phố Seattle.

Dàn cố vấn an ninh trình lên Trump ba phương án hành động, được phân loại theo mức độ là “nhẹ”, “vừa phải” và “mạnh tay”. Phương án nhẹ là trục xuất khoảng 30 gián điệp nhưng giữ lại lãnh sự quán ở Seattle. “Nặng” hơn chút là trục xuất 48 quan chức Nga ở Washington, 12 người ở phái bộ tại New York và đóng cửa toà lãnh sự ở Seattle. 

Phương án mạnh mẽ nhất đến nay chưa được tiết lộ, vì muốn giữ kín khả năng trả đũa của Mỹ để đề phòng hành động tiếp theo của Nga.

Chien tranh Lanh Nga Phuong Tay anh 3

Chien tranh Lanh Nga Phuong Tay anh 4

Khi trao đổi với những lãnh đạo châu Âu đầu tuần trước, ông Trump nói Mỹ sẽ không trục xuất người nào nếu Anh và các nước châu Âu không hành động tương tự. Tuy vậy, quyết định cuối cùng của Washington trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga là phán quyết bất ngờ không chỉ với Moscow mà cả với đồng minh châu Âu. “Chúng tôi biết rằng họ sẽ hành động, nhưng số lượng như vậy quả thật rất nhiều”, một nhà ngoại giao châu Âu ở Washington nói.

Diễn biến này tiếp tục phản ánh điều mà các đồng minh quan sát Nhà Trắng hơn một năm qua: Dù cá nhân Tổng thống Trump tỏ thái độ thiện cảm với Moscow và ít khi mạnh mẽ chỉ trích Tổng thống Putin, chính quyền Trump sẽ không ngần ngại hành động quyết liệt đối với Nga dựa trên lời khuyên của các cố vấn cấp cao.

Sau khi quan điểm của Washington đã được thể hiện rõ ràng hơn, Cố vấn an ninh quốc gia khi đó còn là ông H.R. McMaster và Thứ trưởng Ngoại giao John Sullivan mới lần lượt gọi điện đến những lãnh đạo các nước; và con số các quốc gia tham gia trục xuất quan chức Nga dần tăng đáng kể.

“Sự trục xuất này phù hợp với chính sách của chính quyền Trump với Nga. Bộ máy mới dám làm những điều mà chính quyền Obama chưa từng. Có thể Tổng thống Trump không hẳn muốn như vậy, nhưng ông đã lắng nghe các cố vấn”, John Herbst, học giả tại Hội đồng Đại Tây Dương, nói.

Việc Mỹ trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga có thể xem là quyết định leo thang căng thẳng với Moscow, nhưng nền tảng cho thái độ đối đầu của Mỹ, dưới chính quyền Trump, với Nga đã hình thành từ nhiều tháng trước. Bộ Ngoại giao và bộ Quốc phòng Mỹ từng tiến hành nhiều hành động để kiềm toả Nga trong năm qua, từ vấn đề Afghanistan, Triều Tiên đến Syria.

Hồi tháng 3, bộ Ngoại giao Mỹ công bố kế hoạch cung cấp tên lửa chống tăng cho quân đội Ukraine để giúp nước này chống lại lực lượng ly khai ở miền Đông, khi Nga bị cáo buộc là ủng hộ phe này. Người tiền nhiệm của ông Trump, Tổng thống Obama, từng phủ quyết việc này do lo ngại khiêu khích Nga.

Tại Syria, vào tháng 2, quân đội Mỹ đã tấn công trả đũa khiến khoảng 300 người thiệt mạng và bị thương, sau khi nhóm này tấn công lực lượng Mỹ và đồng minh. Những người này được cho là làm việc cho một công ty quân sự tư nhân có liên hệ với Điện Kremlin. Trong khi đó, Nhà Trắng quy trách nhiệm mạnh mẽ cho Nga trong những vụ không kích ở Đông Ghouta, Syria, khiến nhiều thường dân thiệt mạng.

Về vấn đề Triều Tiên, ông Trump từng thẳng thắn trả lời Reuters rằng chính nước Nga đang giúp Bình Nhưỡng né tránh các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc.

Chien tranh Lanh Nga Phuong Tay anh 5

Do vậy, vụ cựu điệp viên Nga bị đầu độc ở London có thể xem là ngòi nổ để Mỹ chính thức hành động mạnh tay với Nga. Tuy vậy, quan điểm của chính quyền Trump là sự việc này không thể xem xét một cách đơn lẻ, mà cần đặt nó trong chuỗi hành động cố tình gây bất ổn và khiêu khích của Moscow.

“Nguy cơ căng thẳng leo thang không chỉ nằm ở những sự trừng phạt qua lại để trả đũa”, ông Matthew Rojansky, chuyên gia về Nga tại Trung tâm Wilson, nói. 

Các tài liệu chính sách quan trọng ở Nhà Trắng và Lầu Năm Góc khi đó đều mô tả Nga chính là đối thủ trung tâm trong việc xây dựng kế hoạch an ninh quốc gia của Mỹ. Dù ông Trump từng gọi điện chúc mừng ông Putin tái đắc cử, tổng thống Mỹ chỉ hai ngày sau đã bổ nhiệm cựu đại sứ tại Liên Hợp Quốc John Bolton, một nhân vật cứng rắn với Nga, trở thành cố vấn an ninh quốc gia.

Đối với các nước châu Âu, việc trục xuất các nhà ngoại giao và giáp điệp Nga được xem là quy mô nhất kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn 25 năm trước. Nó gửi thông điệp rõ ràng tới Moscow rằng Nga sẽ không thể tấn công một nước mà không màng đến phản ứng tập thể của châu Âu. Mặt khác, sự việc cũng cảnh báo cho những mặt trận đối đầu sâu sắc hơn diễn ra ở phạm vi toàn cầu, nơi Nga và phương Tây có những lợi ích đối đầu nhau.

“Diễn biến này chính là kết thúc của một ảo tưởng đã kéo dài quá lâu trong chính quyền Trump, ảo tưởng về khả năng mặc cả với chính quyền Putin”, William Burns, cựu đại sứ Mỹ và hiện là chủ tịch tổ chức Hoà bình quốc tế Carnegie, nói.

Sự khác biệt lớn nhất trong phản ứng chống Nga lần này chính là sự đoàn kết của phương Tây và nó có xu hướng tăng lên, so với những vụ việc khác mà Nga bị cáo buộc như vụ chuyến bay MH-17 bị bắn rơi hay vụ can thiệp vào tình hình miền Đông Ukraine…

“Việc Mỹ và châu Âu phối hợp nhịp nhàng như vậy là điều rất quan trọng. Hiệu quả của thông điệp này rất rõ ràng, thể hiện quan điểm của cộng đồng quốc tế rằng những hành động của Nga là không thể chấp nhận”, cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine William Taylor nói.

Cựu đại sứ Taylor cho rằng những khủng hoảng ngoại giao liên tiếp có thể buộc Moscow dần dần tính toán lại chiến lược của mình, trong bối cảnh nước Nga đối mặt với hàng loạt vấn đề như tình hình kinh tế khó khăn trong nước, xu hướng dân số gây lo ngại, sự tốn kém do can thiệp quân sự vào Crimea và Syria… “Ông Putin không thể chịu đựng thêm một Chiến tranh Lạnh nào nữa”, ông Taylor khẳng định.

Chien tranh Lanh Nga Phuong Tay anh 6Chien tranh Lanh Nga Phuong Tay anh 7

Chien tranh Lanh Nga Phuong Tay anh 8

V

iệc gần 30 quốc gia đồng loạt ra lệnh trục xuất các nhà ngoại giao Nga là bước đi hiếm có, gây sốc cho không chỉ báo giới mà còn cho cả chính Moscow. 

Cựu điệp viên Skripal và con gái bị phát hiện trúng độc tại Salisbury hôm 4/3, được đưa tới bệnh viện trong trạng thái nguy kịch với kết luận bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok. Thủ tướng Anh Theresa May không mất nhiều thời gian chĩa mùi dùi vào Nga, yêu cầu Điện Kremlin đưa ra lời giải thích thỏa đáng.

"Điện Kremlin như thường lệ chỉ đưa ra lời phản đối và phủ nhận cáo buộc mà không đánh giá đúng mức độ đe dọa và khả năng hành động của London", Gunnar Heinsohn, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu xã hội Wolfsburg, nói với Bild.

Từ sau cuộc trưng cầu dân ý 23/6/2016, người Anh đã dựng lên bức tường cô lập với phần còn lại của châu Âu. Những người phản đối Brexit khi đó gọi Anh là "hòn đảo cô độc", nhìn nhận nước này, bằng quyết định Brexit, tự biến mình thành một quốc đảo biệt lập không còn ảnh hưởng gì với phần còn lại của thế giới. 

"Nga tin rằng Anh không thể làm gì hơn ngoài những lời chỉ trích xuông, trong bối cảnh nước này đang đau đầu tìm kiếm thỏa thuận Brexit có lợi, còn các doanh nghiệp tìm cách tháo chạy sang Frankfurt hay Lyon trước nguy cơ không được tiếp cận thị trường chung của EU", ông Heinsohn nhận định.

Chien tranh Lanh Nga Phuong Tay anh 9

Thực tế, quyết định trục xuất hàng loạt các nhà ngoại giao Nga là hệ quả của sự tức giận âm ỉ trong chính giới phương Tây sau những hành động mà họ cáo buộc là sự can thiệp của Nga vào công việc nội bộ của những nước này. Trong tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao Nga, Berlin khẳng định quyết định được đưa ra không chỉ bởi vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal mà còn do Nga đã xâm phạm mạng lưới dữ liệu an ninh của Đức.

Việc hàng loạt các quốc gia Balkan và Đông Âu cũng tham gia màn "đánh hội đồng" do Anh và Mỹ khởi xướng cũng làm Moscow "ngã ngửa". Ngay cả Hungary và Czech, hai quốc gia mà bộ máy lãnh đạo có quan hệ nồng ấm với Tổng thống Putin, cũng tham gia trục xuất.

Các chuyên gia cho rằng sau những cuộc khủng hoảng Gruzia năm 2008, Ukraine năm 2014 và vụ bắt giữ tàu của tổ chức Hòa bình Xanh năm 2013, mối lo ngại về an ninh của các nước láng giềng Đông Âu trước bàn tay sắt của Điện Kremlin đã ngày một tăng cao.

"Các nước này chấp nhận rủi ro trong quan hệ với Nga để củng cố thêm sự liên kết với các trung tâm quyền lực phương Tây. Sự quyết liệt của Nga trong những năm qua đã bắt đầu cho thấy tác dụng phụ", giáo sư Christopher Ewert từ Trung tâm An ninh toàn cầu, Đại học Bournemouth, nói với Telegraph.

Chien tranh Lanh Nga Phuong Tay anh 10

C

ác chuyên gia tin rằng màn trừng phạt tập thể của phương Tây nhắm vào Nga giáng đòn mạnh vào hệ thống tình báo Nga dày công cài cắm ở nước ngoài. Dưới danh nghĩa ngoại giao, các nhân viên tình báo Nga có khả năng hoạt động ít bị hạn chế, hỗ trợ đắc lực cho các điệp vụ của Moscow tại nước ngoài, cũng như tuyển mộ thêm người dân ở các nước sở tại, mở rộng mạng lưới tình báo.

"Điều này khiến Nga gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin tình báo và tuyển mộ điệp viên, ít nhất là trong vài năm tới", BBC nhận định.

Chien tranh Lanh Nga Phuong Tay anh 11

Angela Stent, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Á Âu, Nga và Đông Âu, Đại học Georgetown, nhận xét hơn 140 nhân viên ngoại giao, mà trong đó phần lớn là các nhân viên tình báo, là con số rất lớn. Những người này lại có các đầu mối, cơ sở tình báo riêng, mà con số những người liên quan có thể lên tới hàng nghìn.

"Moscow sẽ không thể lập tức phục hồi được các đầu mối, cơ sở tình báo ở nước ngoài nay đã sụp đổ cùng sự ra đi của 140 người này", bà Stent đánh giá.

Biện pháp trừng phạt ngoại giao tập thể của gần 30 quốc gia cũng đặt Nga vào trạng thái vốn bị bao vây nay càng thêm cô lập. Những biện pháp trả đũa từ Moscow, điều chắc chắn sẽ xảy ra, càng làm xấu đi hình ảnh của Nga tại các nước phương Tây và làm trầm trọng thêm tình trạng bị cô lập.

Không loại trừ khả năng giới lập pháp Mỹ và Anh sẽ thúc đẩy các lệnh trừng phạt mới trong tương lai nếu Nga đáp trả quá cứng rắn. Lưỡng viện quốc hội Mỹ từ lâu yêu cầu Tổng thống Trump có biện pháp phong tỏa tài sản trên đất Mỹ của các cá nhân có liên hệ mật thiết với Tổng thống Putin. Trong khi đó, Thủ tướng Anh Theresa May cũng cảnh báo London sẽ nhắm vào các tài sản của Nga tại Anh trong trường hợp cần thiết.

"Đòn hội đồng" lần này cũng đặt dấu chấm hết cho những hy vọng của Điện Kremlin thông qua Tổng thống Trump để cải thiện quan hệ song phương Nga - Mỹ. Washington đã cho thấy, dẫu cá nhân Tổng thống Trump luôn tránh chỉ trích Tổng thống Putin, Nhà Trắng sẵn sàng sát cánh cùng các đồng minh đối đầu với Điện Kremlin khi những lợi ích chiến lược bị tổn thương.

"Phương Tây sẽ không để Nga chơi theo luật lệ riêng, đó là thông điệp rất rõ ràng gửi tới bữa tiệc mừng chiến thắng bầu cử của Tổng thống Putin", giáo sư Christopher Ewert nhận định.

90s: Tổng thống Putin trước nhiệm kỳ 6 năm đầy sóng gió Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tái đắc cử với số phiếu áp đảo hôm 19/3. Ông Putin nay bước vào nhiệm kỳ thứ 4 trong bối cảnh Nga đứng trước nhiều thách thức do bị bao vây cô lập.

N

guy cơ về những cuộc xung đột uỷ nhiệm hoặc chiến tranh hạt nhân từ cách đây hàng thập kỷ không còn, song các biến động trong quan hệ giữa Nga với thế giới bên ngoài và những vụ việc kiểu như đầu độc cựu điệp viên khiến nỗi ám ảnh Chiến tranh Lạnh mới được khơi dậy.

“Nếu so sánh những điểm tương đồng từng xảy ra thì chỉ có giai đoạn Chiến tranh Lạnh mới giải thích được, khi những vụ ám sát đối thủ ở nước ngoài thường xảy ra”, ông Ivan I. Kurrilla, nhà sử học tại Đại học Châu Âu ở St. Petersburg, nói.

Ông Kurrilla cho rằng nước Nga dưới thời Tổng thống Putin thực sự trở thành lực lượng cánh mạng trong quan hệ quốc tế và theo đuổi quyết liệt chính sách “có qua có lại”. Điện Kremlin đã khẳng định rõ sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn đối với phương Tây sau khi đã đánh giá rõ ràng mức độ thiệt hại tới ngoại giao đoàn ở nước ngoài.

Quốc hội Nga cũng vào cuộc. Ông Alekski Chepa, phó chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại, nói “Nga sẽ không cúi đầu trước cuộc chiến ngoại giao của phương Tây. Nga sẽ không oằn mình chịu trận. Họ càng đe doạ chúng tôi bao nhiêu thì chúng tôi sẽ phản ứng cứng rắn bấy nhiêu”.

Chien tranh Lanh Nga Phuong Tay anh 12

Khi thế giới lo lắng về viễn cảnh một Chiến tranh Lạnh mới có thể xảy ra, một số chuyên gia cho rằng tình hình hiện tại đã khác hẳn hoàn cảnh cách đây hơn nửa thế kỷ. “Chiến tranh Lạnh là hệ quả của một thế giới hai cực, khi hai cường quốc cả về kinh tế và quân sự đối đầu với nhau để giành ảnh hưởng và khả năng định hình chính trị quốc tế. Nhưng cuộc đối đầu ngày nay không hẳn là kết quả của cân bằng quyền lực”, Michael Kofman, nhà nghiên cứu cao cấp tại Tập đoàn CNA và tại Trung tâm Wilson, nói.

Nhà nghiên cứu Malcolm Craig, Đại học John Moores, Liverpool tại Anh, cho rằng những khác biệt cơ bản giữa nước Nga ngày nay và Liên Xô năm xưa khiến những căng thẳng hiện tại sẽ ít lo ngại hơn so với giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Các thoả thuận về kiểm soát quân sự từ thập niên 1970 đến nay vẫn được các bên tôn trọng (ngoại trừ việc Tổng thống George W. Bush quyết định rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo 1972 vào năm 2002).

“Nga bây giờ không phải là Liên Xô, vị thế quốc tế cũng đã khác. Nước Nga ngày nay gắn kết và hội nhập chặt chẽ hơn với hệ thống kinh tế thế giới, khiến họ dễ bị ảnh hưởng hơn bởi các áp lực kinh tế. Tôi không thể nghĩ rằng ông Putin sẵn sàng đối đầu với những đóng băng quan hệ kéo dài cũng như chịu đựng thêm nhiều cấm vận”.

So với kịch bản một Chiến tranh Lạnh mới, điều khiến nhiều người lo ngại nhất chính là khả năng tình hình giữa các bên có thể leo thang đến một mức độ nào đó sẽ vượt ngoài kiểm soát. Bà Kadri Liik, chuyên gia tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu nói bản thân cảm thấy bị hoang mang vì vụ đầu độc xảy ra ở Anh. “Ông Putin tuy không phải là người dễ đoán, nhưng ông ấy luôn hành động có logic rõ ràng. Ông sẽ không hành động nếu không có tính toán, bởi vì ông ấy là Putin và ông ta có năng lực đạt được các mục tiêu vạch ra”.

Chia sẻ với nhận định trên, nhà nghiên cứu Vladislav Inozemtsev cho rằng ông Putin dù không đi theo một ý thức hệ hay quy luật nhất định nào, vị tổng thống Nga sẵn sàng đáp trả mọi chính sách đe doạ bất kể có phải vượt rào cấm kỵ. “Cách làm này khiến trật tự hiện tại ở châu Âu suy yếu, trong khi luôn khẳng định Nga là nạn nhân chứ không phải kẻ gây hấn”.

Tom Pickering, cựu đại sứ Mỹ tại Nga, nói vụ việc lần này không giống như khủng hoảng tên lửa Cuba trước đây. “Nhưng có rất nhiều bài học từ vụ việc này mà chúng ta cần lưu tâm, như sự phản ứng thái quá hoặc quá phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân, nói về chúng như thể đó là thứ mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng. Trừ khi những người trưởng thành đang thật sự nắm quyền, nếu không tình hình có thể tồi tệ hơn vượt ngoài kiểm soát”.

Chien tranh Lanh Nga Phuong Tay anh 13

Điện Kremlin: Moscow không muốn 'chiến tranh ngoại giao'

Nga nói rằng họ không muốn châm ngòi một cuộc chiến ngoại giao với các nước, kể cả Mỹ, và đang suy xét cẩn thận trước khi trả đũa những nước khác đã trục xuất nhà ngoại giao Nga.

Nga trục xuất hơn 150 nhà ngoại giao, đóng cửa LSQ Mỹ để trả đũa

Nga trục xuất hơn 150 nhà ngoại giao bao gồm 60 nhà ngoại giao Mỹ, đóng cửa Lãnh sự quán Mỹ ở St. Petersburg sau khi các nước phương Tây trục xuất hàng trăm nhà ngoại giao Nga.

My: Nga dung tu xem minh la nan nhan hinh anh

Mỹ: Nga đừng tự xem mình là nạn nhân

0

Sau vụ trục xuất nhà ngoại giao qua lại, Mỹ cho rằng Nga "không có lý do chính đáng" cho những hành động trả đũa "đáng tiếc" của mình và "không nên hành động như một nạn nhân".

Duy Anh - Cảnh Toàn

Đồ họa: Như Ý

Bạn có thể quan tâm