Thế giới
Quân sự
Tên lửa liên lục địa lớn nhất thế giới
- Thứ sáu, 10/4/2015 15:32 (GMT+7)
- 15:32 10/4/2015
Với trọng lượng phóng tới 211 tấn, R-36M là tên lửa đạn đạo liên lục địa lớn nhất mà con người từng chế tạo.
|
Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), R-36 (SS-9 Scarp) do Phòng thiết kế KB Yuzhnoye, Liên Xô phát triển. Thiết kế sơ bộ hoàn thành trong tháng 4/1962, thử nghiệm trong giai đoạn 1963-1966. Quân đội Liên Xô triển khai vũ khí này từ năm 1967. Ảnh: Eoghan
|
|
R-36 có chiều dài 32,2 m, đường kính 3 m, trọng lượng phóng 183,9 tấn. Tên lửa có tầm bắn từ 10.000 đến 12.000 km. Nó có thể mang theo từ một tới 5 đầu đạn hạt nhân độc lập với đương lượng nổ 12 đến 18 Mt mỗi đầu đạn. Ảnh: Panoramio
|
|
Năm 1969, Liên Xô phát triển phiên bản nâng cấp R-36M (SS 18 Satan) với nhiều tính năng ưu việt hơn nhằm thay thế R-36. Ảnh: Forbesimg
|
|
R-36M sử dụng nhiên liệu lỏng 2 giai đoạn có chiều dài 34,3 m, đường kính 3 m, trọng lượng phóng 211,1 tấn. Theo Military-today, SS-18 là tên lửa liên lục địa nặng nhất mà con người từng chế tạo. Ảnh: RT
|
|
Các chuyên gia trang bị cho SS-18 hệ thống dẫn hướng quán tính mới có độ chính xác cao hơn. Những tiến bộ về công nghệ cho phép tên lửa mang đến 10 đầu đạn hạt nhân độc lập. Ảnh: Military-today
|
|
Theo dữ liệu tình báo phương Tây, từ cuối thập niên 80, Liên Xô có thể phá hủy 70-80% các silo phóng tên lửa của Mỹ trong đợt tấn công đầu tiên. Giới chuyên gia quân sự ước tính, một tên lửa R-36M có thể phá hủy 3 bang nước Mỹ. Ảnh: Russian Planes
|
|
R-36M có tầm bắn tối đa 16.000 km. Đây cũng là tên lửa liên lục địa có tầm bắn xa nhất thế giới. Nó có tốc độ tái nhập bầu khí quyển rất lớn cùng hệ thống mồi bẫy tinh vi nên rất khó đánh chặn. Ảnh: Military-today
|
|
Tên lửa được thiết kế để phóng từ các silo cố định trong lòng đất. Silo có chiều sâu 41,5 m, đường kính trục 8,3 m, đường kính cửa 4,64 m. Hầm phóng có khả năng chịu vụ nổ hạt nhân có công suất một Mt. Ảnh: Fastpic.
|
|
Người ta sử dụng xe container đặc biệt để chuyên chở tên lửa từ nơi sản xuất đến các silo. Xe được trang bị sẵn hệ thống thủy lực hạng nặng giúp việc đưa tên lửa xuống hầm phóng khá dễ dàng. Ảnh: Fastpic
|
|
Một động cơ phụ trợ sẽ đẩy tên lửa ra khỏi hầm phóng sau đó động cơ chính hoạt động. Ảnh: Cdn.phys
|
|
Theo Military-today, tính đến năm 2009, lực lượng tên lửa chiến lược Nga có khoảng 59 tên lửa R-36M trong biên chế. Dự kiến, quân đội Nga sẽ duy trì khoảng 40 tên lửa đến năm 2019. Ảnh: Militaryrussia
|
R-36
SS-18
Satan
tên lửa liên lục địa
hạt nhân
răn đe
Nga
Mỹ