Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tàu Soyuz từ ISS về Trái Đất

Sau hơn 6 tháng trong quỹ đạo, tàu vũ trụ Soyuz MS-17 đã rời Trạm Không gian Quốc tế (ISS) để trở về Trái Đất vào ngày 17/4.

phi hanh gia tro ve trai dat tu ISS anh 1

Vào sáng 17/4 (giờ địa phương), tàu Soyuz MS-17 đã trở về Trái Đất an toàn cùng 3 phi hành gia.

phi hanh gia tro ve trai dat tu ISS anh 2

Module hạ cánh của tàu Soyuz bật dù trước khi tiếp đất ở một vùng hẻo lánh gần thành phố Zhezkazgan của Kazakhstan. Tàu Soyuz bật dù ở độ cao khoảng 10,7 km cách mặt đất, và sau đó hạ dần độ cao trong 13 phút trước khi tiếp đất.

phi hanh gia tro ve trai dat tu ISS anh 3

Sau khi tiếp đất, các phi hành gia sẽ được lực lượng của NASA và Nga hỗ trợ ra khỏi tàu và kiểm tra y tế. Trong ảnh là Kate Rubins - phi hành gia duy nhất của NASA và cũng là phi hành gia nữ duy nhất trong sứ mệnh này. Cô sinh năm 1978 và là một nhà vi sinh học.

phi hanh gia tro ve trai dat tu ISS anh 4

Phi hành gia Sergey Ryzhikov của Cơ quan nhà nước cho các hoạt động không gian (Roscosmos) vẫy chào sau khi được đưa ra khỏi tàu. Ông Ryzhikov sinh năm 1974 và là chỉ huy của nhiệm vụ lần này. "Chúng tôi đã ở trong vũ trụ 6 tháng. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời và không thể quên được", ông Ryzhikov nói trước khi rời Trạm Không gian Quốc tế.

phi hanh gia tro ve trai dat tu ISS anh 5

Thành viên cuối cùng của phi hành đoàn là phi hành gia Sergey Kud-Sverchkov. Ông sinh năm 1983 tại Kazakhstan và là thành viên trẻ nhất của nhiệm vụ này.

phi hanh gia tro ve trai dat tu ISS anh 6

Cả ba phi hành gia chụp hình chung với đội hỗ trợ sau khi tiếp đất.

Ba phi hành gia ISS trở về Trái Đất giữa dịch Covid-19

Sau hơn nửa năm làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, một phi hành gia của NASA và hai đồng nghiệp từ Roscosmos đã trở về Trái Đất trong buồng chứa của tàu vũ trụ Soyuz MS-16.

Tên lửa Soyuz của Nga phóng vệ tinh cho 18 quốc gia

Tên lửa đẩy hạng nặng Soyuz-2 với module Fregat chứa 38 vệ tinh của 18 quốc gia vừa được phóng thành công sau 2 lần hoãn vì các vấn đề kỹ thuật.

Quốc Tuệ

Ảnh: Roscosmos & NASA

Bạn có thể quan tâm