Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tầng lớp có địa vị cao ở Thung lũng Silicon

Một số người nhận thấy không bao lâu nữa thời đại của trí thông minh nhân tạo sẽ bắt đầu. Nếu muốn trở thành người chi phối thời đại đó, cần tiếp thu nền giáo dục mới.

Cùng Alvin Toffler và Daniel Pink, Richard Watson được coi là một trong ba thế hệ các nhà tương lai học của thế giới. Trong quyển Thời kỳ kỹ thuật số với con người (Digital vs Human) do chính ông viết, Watson kể một câu chuyện thú vị về những người ngồi hạng ghế đặc biệt, cao cấp hơn so với ghế hạng nhất như sau:

Theo ông, những người sử dụng phòng chờ hạng đặc biệt ở sân bay yên lặng đọc sách hoặc nhìn ra cửa sổ lớn trầm ngâm suy nghĩ, khác hẳn với những người trong phòng chờ hạng thương gia, hạng nhất dính chặt lấy smartphone hay laptop tập trung làm việc.

Vì thế, những người ngồi ghế hạng thương gia, hạng nhất được coi như những cỗ máy vì họ chỉ biết làm việc và làm việc, không nghỉ ngơi; còn người ngồi ghế hạng đặc biệt là những “con người đích thực” vì họ đọc sách và suy ngẫm như một con người, không ngừng giáo dục bản thân.

Thoi dai tri thong minh nhan tao anh 1

Những người đang làm mới bản thân sẽ không bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo. Ảnh minh họa: Siliconmechanics.

Tôi đã đọc đi đọc lại quyển Thời kỳ kỹ thuật số với con người, mất vài tuần để suy nghĩ về chủ đề của quyển sách. Rồi tôi lại đọc đến câu chuyện phòng chờ ở sân bay. Lần này, tôi cố đọc bằng quan điểm của mình chứ không phải của tác giả. Có được gọi là có chút tâm không nhỉ? Tôi có vài dòng ý kiến như sau.

Những người làm việc như một cỗ máy ở hiện tại sau này sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo, tức là các máy móc hiện đại hơn.

Những người đang làm mới bản thân bằng các hoạt động cố hữu của con người như đọc sách, suy nghĩ, suy ngẫm sẽ không bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo. Có lẽ họ sẽ là người điều khiển trí thông minh nhân tạo.

Những người sử dụng ghế hạng đặc biệt, cao cấp hơn ghế hạng nhất, dù họ mang quốc tịch nào, cũng sẽ thuộc tầng lớp thống trị. Hiện tại, họ đang không ngừng giáo dục bản thân, tự biến mình thành “Tôi không-bị trí thông-minh-nhân-tạo-thay-thế (chủ nhân của trí thông minh nhân tạo)”.

Nhìn lại lịch sử nhân loại, ở bất kể thời đại hay quốc gia nào, giai cấp thống trị chỉ chiếm không quá 1-2% toàn bộ dân số. Ngày nay cũng vậy. Dù là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Trung Đông hay châu Phi thì tầng lớp cao trong xã hội đều chỉ chiếm 1-2%. Hàn Quốc cũng không ngoại lệ.

Nếu thế, ở bất kể thời đại hay quốc gia nào, điều gì sẽ được giai cấp thống trị cho là quan trọng nhất? Đó là giáo dục. Liên hệ đến thời Joseon mọi người sẽ hiểu nhanh hơn. Trong 500 năm triều đại Joseon, giai cấp lưỡng ban (giai cấp xã hội cao nhất thời Joseon) luôn chiếm khoảng 2% dân số. Mặc dù khi bước vào giai đoạn hậu Joseon, tỷ lệ này đã tăng cao do nhiều cách trái quy định, nhưng những người này không được xếp vào hàng ngũ giai cấp thống trị.

Dẫu sao, giáo dục vẫn là điều mà giới lưỡng ban của Joseon coi trọng nhất. Họ truyền lại của cải, quyền lực thông qua giáo dục. Đáng tiếc, giai cấp thống trị thời Joseon cứ giữ mãi nền giáo dục lỗi thời rồi truyền lại cho thế hệ sau. Kết quả thế nào tất cả chúng ta đều đã rõ. Joseon bước vào con đường thoái trào.

[...] Hãy nhìn cách mà các nhà tài phiệt và chính trị ở Hàn Quốc đang giáo dục con cái của họ. Tất cả đều áp dụng các biện pháp giáo dục tiên tiến nhất. Thậm chí, những người giành được thắng lợi, giàu sang, quyền lực trong cuộc tranh cử [...] cũng gửi gắm con em mình cho các trường học tốt nhất ở Hàn Quốc, sau đó cho con sang Mỹ, Anh… tiếp nhận nền giáo dục tốt nhất trên thế giới.

Trở lại năm 2006. Sau khi Geoffrey Hilton công bố kết quả nghiên cứu liên quan đến Deep Learning, tầng lớp có địa vị cao ở Thung lũng Silicon [...] đã tăng lên 1%. Như đã nói ở trên, họ nhận ra rằng không bao lâu nữa thời đại của trí thông minh nhân tạo sẽ bắt đầu và nếu muốn trở thành người chi phối thời đại đó cần phải tiếp thu nền giáo dục mới. Năm 2008, họ xây dựng một tổ chức giáo dục kiểu mới với tên gọi là “Đại học Singularity”.

Khi nhắc tới trí thông minh nhân tạo, những người chỉ biết đến AlphaGo, một sản phẩm được ra mắt vào năm 2016, chắc sẽ thấy ý kiến sau đây của tôi hơi lạ lẫm. Tôi cho rằng bước ngoặt của thời đại trí thông minh nhân tạo xảy ra từ năm 2006 đến năm 2008. Nhiều trí thức phương Tây bao gồm cả Thomas Friedman, đều cho rằng nhân loại đã bước vào thời đại mới trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2008.

Họ từng cảnh báo “sự biến hóa và tăng trưởng theo cấp số nhân” - nét đặc trưng của thời đại mới này - sẽ kích thích, phát triển trí thông minh nhân tạo theo cấp số nhân. Và điều này “cuối cùng sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho nhân loại”.

Lee Ji-sung / Phương Nam Book và NXB Thế giới

SÁCH HAY