Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tàng hình kém, tàu ngầm Trung Quốc vừa ra khơi đã bị phát hiện

Chuyên gia quân sự Trung Quốc thừa nhận việc tàu ngầm hạt nhân nước này bị phát hiện hoạt động gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cho thấy mức độ tàng hình kém.

SCMP cho biết chiếc tàu ngầm hạt nhân dài 110 m nổi lên trên vùng biển quốc tế với lá cờ Trung Quốc, sau khi bị tàu chiến của lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) theo sát 2 ngày trước đó.

Một số chuyên gia tin rằng con tàu buộc phải nổi lên nhằm tránh rủi ro nhưng vài người khác nói rằng chưa đủ thông tin để củng cố cho giả thuyết đó. Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối bình luận vụ việc.

Tàu ngầm Trung Quốc đã tiến vào vùng tiếp giáp cách bờ biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chưa đầy 24 hải lý. Đây là lần đầu tiên tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc tiếp cận vùng biển quần đảo đang tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo. Một số nhà phân tích cho rằng động thái này nhằm tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo.

Theo các chuyên gia quân sự, việc tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bị phát hiện từ sớm cho thấy nó không yên tĩnh khi hoạt động dưới nước. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết tàu ngầm và máy bay giám sát hàng hải chống ngầm của nước này đã theo dõi tàu ngầm Trung Quốc từ ngày 10/1.

Tau ngam Trung Quoc anh 1
Tàu ngầm hạt nhân Type-093 nổi lên với lá cờ Trung Quốc sau khi bị máy bay và tàu ngầm Nhật Bản theo sát. Ảnh: Reuters.

Tàu ngầm hạt nhân bị phát hiện thuộc loại Type-093. Đây là loại tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân được đưa vào hoạt động từ năm 2006. 4 tàu ngầm Type-093 đang hoạt động, trong đó 2 chiếc được chế tạo vào những năm 2000. 2 chiếc khác được nâng cấp lên tiêu chuẩn Type-093A và được đưa vào hoạt động trong năm 2016, theo một báo cáo gửi cho Quốc hội Mỹ.

Buộc phải nổi lên hay gặp sự cố?

Nhật Bản không cho biết loại tàu ngầm bị phát hiện thuộc phiên bản gốc hay nâng cấp nhưng các chuyên gia nói rằng đó là tàu ngầm mới. Phiên bản Type-093A được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng cho tên lửa hành trình chống hạm YJ-18. Nó được kỳ vọng ngang tầm với tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles của Mỹ, hoặc ít nhất cũng chạy êm hơn so với Type-091 được cho là quá ồn.

Một nguồn tin quân sự ở Bắc Kinh nói: “Thật xấu hổ cho hải quân, con tàu bị phát hiện vì nó quá ồn khi hoạt động”. Zhou Chenming, nhà bình luận quân sự ở Bắc Kinh nhận xét, vụ việc cho thấy khả năng tác chiến chống ngầm mạnh mẽ của Nhật Bản, với sự hỗ trợ công nghệ từ Mỹ.

Tau ngam Trung Quoc anh 2
Tàu ngầm tấn công hạt nhân Type-093 cùng tàu hộ vệ tên lửa Type-054A trong một cuộc tập trận. Ảnh: China Military Review.

“Nó không tệ đến mức mọi tàu ngầm đều dễ bị phát hiện, vụ việc có thể thúc đẩy Trung Quốc làm việc chăm chỉ để tàu ngầm trở nên yên tĩnh hơn. Là cường quốc quân sự, Trung Quốc nên tự tin và không che giấu điểm yếu và thất bại”, ông Zhou nói.

Tuy vậy, một số chuyên gia cho rằng thật bất thường khi một tàu ngầm hạt nhân có thể ở dưới nước trong nhiều tháng phải nổi lên mặt nước trước tàu chiến nước khác. Các tàu ngầm hạt nhân luôn cố gắng tìm cách lẩn trốn và không để bị đối phương nhìn thấy.

Li Jie, nhà nghiên cứu thuộc Học viện Nghiên cứu Hàng hải quân sự ở Bắc Kinh nói: “Một khi tàu ngầm bị phát hiện và nổi lên đồng nghĩa với việc tiếng ồn thủy âm của nó đã được ghi nhận. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho hoạt động của tàu về sau”.

Năm 2004, một tàu ngầm tấn công hạt nhân Type-091 bị phát hiện gần vùng biển Nhật Bản. Tuy nhiên, con tàu vẫn lặn dưới nước cho đến khi quay trở lại vùng biển Trung Quốc. Antony Wong Dong, chuyên gia quân sự ở Macau tin rằng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bị buộc phải nổi lên mặt nước.

Tau ngam Trung Quoc anh 3
Vị trí quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Đồ họa: Wikipedia.

Ông cũng bác bỏ tuyên bố con tàu nổi lên để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vì nó ở trên vùng biển quốc tế. “Nếu nó muốn tuyên bố chủ quyền tại sao không nổi lên trong lãnh hải của quần đảo”, ông Wong nói.

Chuyên gia Li đặt giả thuyết con tàu cần phải nổi lên để gửi thông tin liên lạc hoặc gặp sự cố kỹ thuật nào đó. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc cũng xuất hiện trên vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, bộ này không cho biết tàu khu trục có ở gần tàu ngầm khi nó nổi lên hay không.

Hải quân Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân lên 6 chiếc. Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Trung Quốc đang phát triển tàu ngầm tấn công hạt nhân Type-095 được kỳ vọng yên tĩnh hơn và dự định đưa vào hoạt động những năm 2020.

Tiêm kích Trung Quốc diễn tập trên tàu sân bay Liêu Ninh Tiêm kích hạm J-15 diễn tập mang mô hình tên lửa đối không và diệt hạm tuần tra quanh khu vực hoạt động của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

TQ triển khai mạng lưới theo dõi tàu ngầm, thách thức Mỹ

Bắc Kinh xây dựng mạng lưới giám sát dưới nước giúp cải thiện việc phát hiện, tấn công tàu ngầm đối phương và bảo vệ lợi ích kinh tế dọc theo con đường tơ lụa trên biển.

Trung Quốc tìm cách do thám tàu ngầm Mỹ ở đảo Guam

Bắc Kinh đã lắp mạng lưới cảm biến âm thanh dưới nước gần đảo Guam nhằm theo dõi hoạt động của tàu ngầm Mỹ tại căn cứ lớn nhất Tây Thái Bình Dương.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm