Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tăng cường ấn phẩm chất lượng, có 500.000 đến triệu bản sách bán chạy

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho biết một trong những nhiệm vụ mà ngành xuất bản cần thực hiện là tăng cường ấn phẩm chất lượng.

Sau thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19, ngành xuất bản được kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng.

“Năm 2022 là thời điểm ngành xuất bản bung sức. Đây là lúc toàn ngành thực hiện nhiều kế hoạch và phát triển mạnh mẽ”, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), nói tại Hội nghị Triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2022, được tổ chức tại TP.HCM sáng 23/3.

Day manh sach dien tu anh 1

Các đại biểu tham dự hội nghị ngày 23/3 tại TP.HCM. Ảnh: T.V.

Tăng cường sách chất lượng, phát triển văn hóa đọc

Theo báo cáo tổng kết năm 2021, dù chịu nhiều tổn thất do dịch Covid-19, tổng doanh thu toàn ngành xuất bản đạt 2.996 tỷ đồng, tăng 12,4% so với năm 2020.

Đây được xem là nỗ lực của ngành trong bối cảnh đối mặt nhiều khó khăn. Hoạt động xuất bản bị gián đoạn do thời gian giãn cách xã hội, sức mua giảm, chi phí nguyên vật liệu tăng giá do khó khăn về nguồn cung cấp. Tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và kinh phí hoạt động dẫn đến đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế…

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho biết một trong những nhiệm vụ mà ngành xuất bản cần thực hiện là tăng cường ấn phẩm chất lượng, bán 500.000 đến một triệu bản sách best-seller.

Theo ông Nguyễn Nguyên, nhiều sách là chưa đủ, phải đảm bảo có tác phẩm hay, nâng cao chất lượng xuất bản phẩm. Điển hình là phân khúc dành cho thanh, thiếu niên, nên có nhiều sách chất lượng hơn mới tạo được sức hấp dẫn cho độc giả.

Ông Trần Thanh Lâm, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nói phát triển văn hóa đọc sâu rộng là nhiệm vụ phải chú trọng. Ngành cần tăng cường quảng bá, truyền thông sách, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc, xóa “vùng trắng” về văn hóa đọc.

Ông Lâm cho rằng các hội chợ sách ở một số tỉnh, thành phố nên đổi mới về phương thức tổ chức, nội dung phù hợp nhu cầu độc giả. Việc phát triển phố sách tại mỗi địa phương cũng cần được triển khai sớm.

Các đơn vị cũng phải chú ý phát triển mạng lưới phát hành sách ở miền núi, vùng sâu, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển, mức độ thụ hưởng và đời sống văn hóa giữa các vùng, miền.

Trong năm 2022, ngành xuất bản cũng có nhiều hoạt động nhằm kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống. Trong đó, chương trình “Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam” sẽ lần đầu tiên được tổ chức với chuỗi sự kiện từ ngày 15/4 đến ngày 1/5.

Day manh sach dien tu anh 2

Ông Nguyễn Nguyên chia sẻ về chuyển đổi số trong ngành xuất bản. Ảnh: T.V.

Đẩy mạnh chuyển đổi số

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành xuất bản được nhấn mạnh tại hội nghị là đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường phát hành xuất bản phẩm điện tử, số đơn vị xuất bản điện tử.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho biết các ban, ngành đang triển khai nhiều nền tảng số để đơn vị xuất bản có thể cùng sử dụng, chia sẻ thông tin, dữ liệu.

Xuất bản phẩm điện tử đã thể hiện được tầm quan trọng, sự cần thiết, thuận tiện, cũng như khả năng thích ứng khi đại dịch Covid-19 diễn ra. Đồng thời, thị trường xuất bản điện tử cũng được mở rộng dần cho phù hợp mục tiêu của chương trình chuyển đổi số quốc gia, khi dự kiến đến năm 2025, 85% dân số Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh.

Theo thống kê của Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), hiện có 12 đơn vị xác nhận đăng ký hoạt động xuất bản phẩm điện tử. Con số này được kỳ vọng tăng lên thành 20 đơn vị trong năm nay.

Năm 2021 có 2.300 xuất bản phẩm điện tử với ước tính 25 triệu bản (tăng 16 lần). Đây được xem là một trong những bước tiến quan trọng của phát triển ấn bản điện tử.

Ông Nguyễn Nguyên khẳng định theo con đường xuất bản điện tử là hướng đi tất yếu, phù hợp sự phát triển của ngành xuất bản toàn cầu.

“Có rất nhiều đơn vị đang muốn phát triển phân khúc xuất bản điện tử. Tuy nhiên, một phần khó khăn trong việc triển khai là kinh phí và việc bảo vệ bản quyền trong việc xuất bản ấn phẩm điện tử”, ông Nguyên nói.

Một số nhà xuất bản chưa đăng ký xuất bản điện tử nhưng với sự quan tâm của cơ quan chủ quản, đang triển khai dự án đầu tư lớn về công nghệ gắn với kế hoạch chuyển đổi số.

Ông Nguyễn Nguyên chia sẻ thêm đã khuyến khích nhiều đơn vị bắt tay vào việc phát triển xuất bản phẩm điện tử. Nếu chưa thể đầu tư lớn, các đơn vị có thể tìm đối tác để cùng hợp tác.

Xuất bản tìm hướng mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ

Các đơn vị ngành sách coi việc đẩy mạnh chuyển đổi từ phương thức xuất bản truyền thống sang xuất bản gắn với công nghệ là hướng đi trọng tâm trong năm 2022.

Hội sách thổi luồng gió mới cho công nghiệp xuất bản

Các hội sách lớn trên thế giới đã trở lại. Trong nước, hoạt động của một số hội sách cũng từng bước được tái khởi động.

Nhieu giai phap chong in lau hinh anh

Nhiều giải pháp chống in lậu

0

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho biết để đảm bảo công tác phòng, chống in lậu, mỗi doanh nghiệp phải luôn có ý thức và thực hiện quyết liệt vấn đề này.

Hoàng Quỳnh

Bạn có thể quan tâm