Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tầm quan trọng của việc xây dựng mạng lưới trong kinh doanh

Xây dựng được mạng lưới kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp kết nối với nhiều khách hàng tiềm năng. Từ đó góp phần nâng cao doanh số bán hàng và hiệu quả kinh doanh.

Kinh doanh da chieu anh 1

Xây dựng mạng lưới trong kinh doanh giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Ảnh: S.F.

Với mục tiêu có thể kết nối được đến nhiều đối tượng tiềm năng và khách hàng lý tưởng hơn, nhiều người trong chúng ta đã tìm đến các khu vực lân cận, các công ty, buổi họp mặt, ngay cả các địa điểm tâm linh, những nơi mà ta nghĩ họ sẽ đi tới.

Mọi người ai cũng muốn nhìn thấy những khu trung tâm thành phố nhộn nhịp, các sự kiện đông đảo người tham dự, hay diễn đàn trực tuyến hoạt động sôi nổi, đúng không?

Để có được những điều đó, chúng ta cần làm công việc tìm kiếm và kết nối, hay còn được gọi là “xây dựng cộng đồng.” Vậy, “xây dựng cộng đồng” thực sự có nghĩa là gì? Nó hoạt động như thế nào? Dựa trên cấu trúc gì?

Từ những kinh nghiệm thực tế sau năm năm phát triển K’é - Phòng thí nghiệm Học tập tại Phố Main, cùng ba thập kỉ nỗ lực gắn kết các doanh nhân, nghệ sĩ, cộng đồng mạng, đây là cách tôi định nghĩa về xây dựng cộng đồng.

Cộng đồng là yếu tố quan trọng nhất cho chúng ta cảm giác thuộc về và nhận biết được mục đích của mình, giống như sự cần thiết của đất, nước, không khí và ánh nắng mặt trời với sự sống con người.

Đó là hệ sinh thái tập hợp con người, địa điểm, cấu trúc, tổ chức, tài nguyên và hành vi cho phép chúng ta thấy mình được nhìn thấy, được nghe, được hiểu và được đánh giá cao, cũng như nơi chúng ta tìm thấy các công cụ để đạt được mục tiêu của mình.

Khi chúng ta làm việc trong một cộng đồng hiểu và tôn trọng mình, chúng ta sẽ tạo ra được những sản phẩm với chất lượng tốt nhất. Đó chính là lý do vì sao chúng ta nên phát triển doanh nghiệp và sự nghiệp cùng với những đồng nghiệp, đối tác thật sự “thấu hiểu” mình.

Tại các thời điểm khác nhau, chúng ta sẽ cần sự hỗ trợ từ các cộng đồng khác nhau. Điều này giải thích cho việc tại sao hôm nay ta có thể dành thời gian ở một nơi, cho một tổ chức, hoặc nhóm bạn mà ta hoàn toàn cảm thấy thuộc về, nhưng đến một thời điểm khác thì không.

Khi chúng ta thay đổi, nhu cầu của chúng ta về các cộng đồng cũng thay đổi theo, vì thế, các cộng đồng hiện tại có thể sẽ xuất hiện nhưng cũng có thể biến mất trong tương lai.

Bạn sẽ không bao giờ xây dựng được cộng đồng bằng cách cưỡi ngựa đi vào phố và dùng loa kêu gọi mọi người. Bạn có thể khám phá ra được một cộng đồng nào đó trong khi ngồi yên trên băng ghế, dưới bóng râm ở quảng trường thành phố, quan sát cách mọi người xung quanh tương tác và lắng nghe câu chuyện của người ngồi cạnh bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn nhận định rằng không có cộng đồng nào tại đây, nhiều khả năng suy nghĩ của bạn là sai. Một trong những nhu cầu cơ bản của con người là được kết nối, do đó, các cộng đồng luôn luôn tồn tại, dù có thể địa điểm tụ họp của họ nằm trong các góc khuất, không trực diện hay dễ tìm.

Trong giai đoạn xây dựng cộng đồng, bạn cần đặt ra các câu hỏi sau: “Những ai đang ở đây? Những ai đang không ở đây? Tại sao họ không ở đây?” Nếu bạn đào sâu những câu hỏi này khi đi tìm đối tượng tại các khu vực lân cận, không gian trực tuyến, địa điểm tâm linh, nơi làm việc, tổ chức hay sự kiện cộng đồng, bạn sẽ khám phá thêm được vô vàn dữ liệu hữu ích cho mình.

Đặc biệt, lưu ý đừng dừng lại sau câu “Tại sao họ không ở đây?”, thay vào đó, bạn nên tiếp tục hỏi để có thêm nhiều thông tin hơn. Hãy luôn luôn thách thức tư duy của bạn. Tương tác với những người không nằm trong cộng đồng của bạn và hỏi họ câu hỏi trên. Đừng hài lòng với những phản hồi như, “À, tôi đã hỏi một lần rồi, nhưng họ không tới nên tôi đoán là họ không quan tâm”.

Thông thường, chúng ta sẽ cho rằng cách thức tối ưu để xây dựng cộng đồng là tổ chức thêm các sự kiện hoặc diễn đàn mới. Chúng ta mặc định lý do mọi người chưa tụ họp và kết nối là bởi chất lượng các sự kiện đang diễn ra chưa đủ hoàn thiện và phù hợp.

Điều này có thể đúng, nhưng cũng có thể chưa hoàn toàn chính xác. Trước khi bắt tay vào lên kế hoạch bất kì sự kiện nào, bạn nên tham khảo những sự kiện tương tự đang có và đặt câu hỏi cho người tổ chức: “Bạn nghĩ bạn cần gì để cải thiện chất lượng các sự kiện này?”

Câu trả lời bạn nhận được có thể là hỗ trợ về hoạt động tiếp thị. Hoặc tài nguyên. Hoặc không gian. Hoặc các ý tưởng mới. Hoặc đơn giản là sự động viên, cổ vũ.

Nếu bạn chỉ tập trung vào xây thêm những cái mới, bạn sẽ vô tình làm kiệt quệ về mặt tinh thần, tài chính và cả thể chất của những người trong cộng đồng đang cố gắng nhiều năm hoặc thậm chí cả thập kỉ để phát triển các sự kiện kết nối.

Để xây dựng các mối quan hệ mới, hãy thể hiện cam kết của bạn với cộng đồng bằng cách hỗ trợ những gì đã có trước tiên. Sau đó, bạn có thể cùng nhau quyết định những gì khác có thể cần thiết để lấp đầy khoảng trống.

Ngồi lại, cùng thảo luận với ban tổ chức và đưa ra các giải pháp hợp lý chính là cách thức hiệu quả giúp bạn vừa tạo dựng được các mối quan hệ mới bền vững, vừa phát triển được sự kiện để mở rộng cộng đồng trong tương lai.

Pamela Slim/ Bách Việt Book và NXB Lao động

SÁCH HAY