Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tại sao phải lắng nghe ung thư?

Với người mắc bệnh ung thư, sau thời gian điều trị, việc phòng chống tái phát rất quan trọng. Để căn bệnh nguy hiểm này không quay lại, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh.

Phong chong ung thu anh 1

Tập thể dục đều đặn giúp người bệnh ung thư nâng cao thể lực. Ảnh: L.C.

Tại sao tôi muốn tạo ra một nơi để mọi người có thể thực hành tái sinh?

Vào những năm 90 của thế kỉ trước, thời đó không có bảo hiểm chăm sóc dài hạn, cũng không có nhiều bác sĩ chăm sóc y tế tại nhà và mở phòng khám. Tôi đã từ bỏ công việc bác sĩ phẫu thuật để bước vào con đường chăm sóc y tế tại nhà với tinh thần cao ngút trời.

Sau đó, khi biết hệ thống bảo hiểm chăm sóc dài hạn Nhật Bản đã được ban hành, tôi đã lập các cơ sở điều trị ngoại trú như chăm sóc ban ngày và dịch vụ ban ngày, đồng thời xây dựng một viện dưỡng lão để đáp ứng số lượng bệnh nhân sa sút trí tuệ do dân số già ngày càng tăng. Để thực hiện chức năng chăm sóc y tế tại nhà một cách toàn diện, chúng tôi đã tăng cường các trạm điều dưỡng thăm khám và văn phòng hỗ trợ chăm sóc tại nhà (trung tâm quản lí và chăm sóc sức khỏe).

Riêng tôi chủ yếu tập trung vào những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có mong muốn khám chữa tại gia. Tôi luôn biết rằng lĩnh vực này có nhu cầu, vì vậy tôi chú trọng vào đó và giữ quyết tâm duy trì hình thức chăm sóc y tế mà tôi hướng tới.

Đúng vào thời điểm đó, tôi đã mắc ung thư. Tôi đã phải chịu một khoản nợ lớn trong công việc kinh doanh mới. Mặc dù vẫn còn rất nhiều điều muốn làm nhưng tôi cảm thấy tương lai như đang đóng lại trước mắt mình. Tôi đã chịu đựng.

Tuy nhiên, tôi đã được ung thư dạy cho một bài học. Từ trước đến nay, tôi chỉ biết nhìn vào tương lai mà bỏ quên hiện tại, vậy nên bây giờ, tôi phải sống cho hôm nay chứ không phải ngày mai, phải sống cho hiện tại chứ không phải tương lai. Mọi người ai cũng phải chết. Nhưng không phải sau này chúng ta mới chết. Sau khi sống hết mình, ta sẽ “chết cho giây phút hiện tại”.

Tôi đã được ung thư chỉ ra sự thật ấy. Hãy tận hưởng khoảnh khắc hiện tại. Nếu luôn nhận thức được điều đó, ta có thể làm trọn vẹn ngay cả khi khoảnh khắc cái chết, thứ sẽ đến với mọi người, đến mà không phải hối tiếc. Tôi đã dần thay đổi suy nghĩ theo hướng đó. Tôi đã có một niềm tin luôn cản trở điều ấy cho đến khi nhận ra nó.

Phong chong ung thu anh 2

Cuốn sách Trân trọng cơ thể - Chìa khóa tránh xa ung thư của tác giả Takashi Funato. Ảnh: H.H.

Trong nền giáo dục y khoa mà bấy lâu nay luôn được tôn thờ, người ta đã vô tình ghép ung thư vào loại bệnh quái ác và cái chết là sự thua cuộc. Đó là lí do tại sao nhiều người sử dụng những từ ngữ khủng khiếp như “thật không may” hay “không cứu được nữa” với người bệnh giai đoạn cuối.

Tôi nhận ra rằng ngay cả bản thân tôi cũng không nghi ngờ và chính tôi cũng đang làm điều tương tự. Là một bác sĩ, tôi đã mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn như vậy.

Người mất vì bệnh ung thư là anh hùng đã chiến đấu quên mình với căn bệnh chết chóc. Hẳn là thế hệ sau của họ cũng sẽ nhận được gen di truyền dũng cảm đó. Ung thư - nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Nhật Bản - được coi là căn bệnh nguy hiểm chết người, vì vậy chúng ta sẽ nhớ cú sốc khi được nghe bác sĩ thông báo.

Nhưng khi ngẫm lại, bạn sẽ có cơ hội từ bỏ lối sống từ trước tới nay và nhìn nhận lại bản thân: “Tại sao mình mắc phải căn bệnh này?”. Hơn nữa, bạn sẽ phải thận trọng vì nó nguy hiểm đến tính mạng.

Những người nhận thức được sai lầm trong cách sống và cố gắng thay đổi sau khi điều trị thì khả năng tái phát ung thư sẽ thấp hơn.

Ngược lại, khả năng tái phát của những người muốn “mau chữa bệnh để trở về làm việc” sẽ cao hơn. Tôi đã khám cho nhiều bệnh nhân và rút ra điều này. Nói cách khác, những người cẩn thận lắng nghe lí lẽ của ung thư sẽ tránh được ung thư. Ngược lại, những người không nghe ung thư giãi bày và không thay đổi cách sống của mình sẽ “mời gọi” ung thư tới.

Nếu vậy, cần phải có một nơi có thể giúp mọi người lắng nghe lí lẽ của ung thư và thay đổi cách sống của họ. Có những cơ sở chữa bệnh theo Tây y và quan tâm đến sự ra đi của bệnh nhân một cách chu đáo, nhưng vẫn chưa có nơi nào để bệnh nhân lắng nghe những gì ung thư nói, thay đổi cách sống, tránh xa ung thư. Tôi đã suy nghĩ về việc đó.

Bước sang tuổi 60, là một bác sĩ tham gia vào lĩnh vực chữa trị ung thư, giàu kinh nghiệm trong việc chăm sóc y tế tại nhà cho bệnh nhân giai đoạn cuối, từ lâu tôi đã có suy nghĩ rằng nên xây hospice. Tuy nhiên, vào phút cuối, tôi đã xem lại toàn bộ kế hoạch xây dựng hospice mà tôi đã dự tính.

Tôi muốn tạo ra một “nơi để mọi người thay đổi lối sống hiện tại thông qua căn bệnh ung thư”. Nếu không bị ung thư, tôi sẽ không nghĩ về nó. Đến khi mắc bệnh, tôi mới nhận thấy tầm quan trọng của việc lắng nghe ung thư nói để chữa khỏi nó. Ung thư không phải kẻ xấu, cũng không phải “đối tác” đáng ghét, nó chỉ đại diện cho cách sống.

Thậm chí, bởi vì nó là một phần tế bào của con người nên ung thư cũng chính là chúng ta. Tôi muốn nhiều bệnh nhân ung thư hiểu được điều này. Đó là lí do tại sao tôi thề sẽ tạo ra một “nơi ta có thể lắng nghe lí lẽ của ung thư”.

Việc mắc ung thư là một cơ hội tuyệt vời để thay đổi cách sống của bạn. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều bệnh nhân đã thay đổi cách suy nghĩ. Dù không nghe lời bác sĩ nhưng họ vẫn lắng nghe ung thư nói, phải như vậy mới thay đổi được.

Takashi Funato/ Huy Hoàng Books

SÁCH HAY