Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tại sao đại gia Nhật vừa đầu tư Uber, vừa rót vốn cho đối thủ của hãng

Cuối cùng gã khổng lồ công nghệ của Nhật Bản đã đầu tư thành công vào Uber, sau khi đã đầu tư vào rất nhiều đối thủ của hãng gọi xe này.

Theo CNN, Uber cho biết sẽ chấp nhận khoản đầu tư hàng tỷ USD từ người khổng lồ viễn thông Nhật Bản- Softbank. Thông tin này được đưa ra sau khi CEO của SoftBank, ông Masayoshi Son, công khai thể hiện mong muốn đầu tư lớn vào các hãng taxi công nghệ trong đó có Uber.

SoftBank hiện là nhà đầu tư lớn của các đối thủ chính của Uber trên toàn cầu như Didi Chuxing ở thị trường Trung Quốc, Ola ở thị trường Ấn Độ, Grab ở Đông Nam Á, và 99 ở Brazil.  

Theo Bloomberg, đầu tuần này, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Uber tại Ấn Độ - Ola đã huy động được khoản đầu tư mới trị giá 2 tỷ USD từ SoftBank và Tencent. Các công ty liên quan đã từ chối bình luận về thông tin này.

softbank dau tu vao uber anh 1

SoftBank dự định sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Uber, dù trước đó tập đoàn viễn thông Nhật Bản này cũng đã thể hiện mong muốn đầu tư cho cả Lyft - đối thủ chính của Uber tại thị trường Mỹ.

Vậy, đâu là lí do khiến SoftBank đưa ra một loạt các quyết định đầu tư vào các hãng taxi công nghệ trên toàn cầu?

Nhiều nhà phân tích và chuyên gia công nghệ cao cho rằng chiến lược của SoftBank là hoàn toàn dễ hiểu khi xét trên phương diện toàn cầu. Bởi những khoản đầu tư này có thể trở thành cổ phần quan trọng tại một công ty chung nếu quá trình sáp nhập các công ty trên diễn ra.

Và bằng cách sở hữu một lượng cổ phiếu nhất định từ một số hãng gọi xe lớn, SoftBank sẽ có tiếng nói nhất định trong ngành này khi sự khủng hoảng dẫn tới sự loại bỏ các công ty thiếu tiềm lực diễn ra.

CEO của SoftBank đồng thời cũng có niềm tin mạnh mẽ về khả năng thay đổi phương thức di chuyển của chúng ta nhờ công nghệ lái tự động. Vào tháng 8 năm nay, CEO của SoftBank đã cho biết “ Khi giai đoạn này đến, mảng dịch vụ đi ghép xe này sẽ trở nên quan trọng hơn”. Và, thực tế, Uber và Didi cũng đã đổ tiền vào nghiên cứu công nghệ lái tự động”.

CEO của SoftBank nổi tiếng là “người thích đặt cược vào tương lai với các ý tưởng điên rồ”. Ông đồng thời cũng là một nhà đầu tư tích cực và mạnh tay với các thương vụ đầu tư rủi ro. CEO của SoftBank cũng là người đầu tiên đã đầu tư cho  Alibaba khi đã mua tới 1/3 cổ phần của công ty này từ những năm 1999. Hiện tại giá trị của Alibaba đã vượt quá mức 450 tỷ USD.  

Gần đây hơn, ông ta đang thúc đẩy ngành công nghệ cao bằng quỹ đầu tư SoftBank Vision trị giá 93 tỷ USD. Ả Rập Saudi là nhà đầu tư chính cho quỹ này.

Cho tới nay, vẫn chưa rõ liệu khoản đầu tư cho Uber có đến từ quỹ đầu tư SoftBank Vision hay không. Phát ngôn viên của SoftBank đã từ chối đưa ra bình luận chi tiết về vấn đề này.

Quan điểm đầu tư của quỹ Vision của SoftBank đã cho thấy những tham vọng của ông Masayoshi Son trong dịch vụ đi chung xe.

Đầu năm nay, quỹ Vision đã bơm 2.5 tỷ USD cho công ty thương mại điện tử Flipkart của Ấn Độ. Trước đó, SoftBank cũng đã đầu tư gần 1 tỷ USD vào Snapdeal, đối thủ yếu hơn của Flipkart. Sau khi thất bại trong việc thuyết phục Snapdeal hợp nhất với Flipkart, việc tiếp tục đầu tư vào Flipkart, đơn giản chỉ là việc ông Masayoshi Son bỏ tiền vào công ty lớn hơn.

Nếu cuối cùng, hai công ty hợp nhất, thì ông Son sẽ có một cổ phần đáng kể ở công ty kết hợp sau này.

Uber đóng thuế tại Việt Nam như thế nào? Giống như nhiều doanh nghiệp khác, Uber có cách "lách" thuế vô cùng lắt léo, chạy qua nhiều quốc gia để tối thiểu lượng thuế phải nộp.

Khi Uber thất thế, hụt hơi ở Đông Nam Á

Trong khi đối mặt với cạnh tranh và phản đối tại Mỹ lẫn các nước, Uber cũng đứng trước việc các nhà đầu tư muốn hãng ký thỏa thuận với các đối thủ địa phương ở Đông Nam Á.


Ngô Minh

Theo CNN

Bạn có thể quan tâm