Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tai nạn tại kênh đào Suez đã được cảnh báo từ lâu

Các chuyên gia từ lâu đã cảnh báo nguy cơ sự cố xảy ra khiến những tuyến đường biển nhỏ hẹp như kênh đào Suez tắc nghẽn bởi tình trạng tàu vận tải ngày càng phình to.

Nhà chức trách cho biết nguyên nhân vụ tắc nghẽn kênh đào Suez là do gió lớn, bên cạnh khả năng trục trặc kỹ thuật hoặc sai sót của con người.

Tuy nhiên, việc con tàu vận tải khổng lồ mắc cạn chắn ngang kênh đào Suez là hệ quả của một quá trình kéo dài nhiều năm. Các nhà phân tích cho rằng tai nạn ở quy mô này là điều có thể nhìn thấy trước, nhưng nhà chức trách đã bỏ qua những cảnh báo, theo Guardian.

Tàu biển ngày càng phình to

Trong những năm qua, kích cỡ của những con tàu vận tải đã âm thầm tăng lên, điều phần lớn công chúng thế giới không để mắt tới.

Vào năm 2000, một tàu vận tải có thể chở tối đa 5.000 container. Nhưng chỉ sau vài năm, tải trọng tối đa đã tăng gấp đôi. Hiện nay, những tàu vận tải biển với kích thước lớn nhất có thể mang theo khoảng 20.000 container mỗi chuyến.

Kích thước của các tàu container mở rộng nhanh chóng đặc biệt trong giai đoạn 10 năm qua. Nguyên nhân xuất phát từ các tiến bộ về khoa học công nghệ cùng nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận trên mỗi chuyến hành trình.

kenh dao suez tac nghen anh 1

Kích thước những con tàu vận tải ngày càng được mở rộng. Ảnh: AP.

Xu thế ngày càng phình to của tàu container chỉ được công chúng biết đến qua những bài báo tán tụng việc khánh thành những con tàu khổng lồ, với lượng thép đóng tàu đủ để xây tháp Eiffel, cùng lợi nhuận chúng hứa hẹn mang lại cho các công ty vận tải.

Trong khi đó, rủi ro mà những con tàu khổng lồ mang đến lại ít nhận được sự quan tâm, theo giáo sư Rory Hopcraft, nhà nghiên cứu về hàng hải tại Đại học Plymouth.

"Những con tàu không chỉ lớn hơn, chúng còn mang theo nhiều hàng hóa hơn. Vậy là thay vì chia lẻ rủi ro sang ba hoặc bốn con tàu nhỏ hơn, chúng ta đang cho tất cả trứng vào một giỏ. Tất cả nằm chung trên một con tàu lớn", ông Hopcraft nói.

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng hàng hải không được nâng cấp đủ nhanh để bắt kịp với quy mô của các con tàu vận tải.

Cuối thập niên 2000, dự án mở rộng kênh đào Panama trị giá 5 tỷ USD được khởi động để đáp ứng kích thước của những tàu container mới. Nhưng chẳng bao lâu sau, những tàu chở hàng thậm chí lớn hơn ra đời ở châu Á.

"Một nửa số cảng biển trên thế giới không theo kịp với kích thước của các con tàu. Nếu vì một lý do nào đó mà những cảng biển có đủ khả năng lại không thể phục vụ những con tàu khổng lồ, chúng sẽ rơi vào tình trạng không được bảo dưỡng", ông Hopcraft nói.

Kênh đào Suez đã bắt đầu được mở rộng để phục vụ những con tàu lớn hơn, đồng thời cho phép giao thông hai chiều ở hướng vào phía bắc.

Nhưng đoạn kênh ở phía nam vẫn là vùng nước nhỏ hẹp, chỉ cho phép tàu thuyền di chuyển một chiều. Khu vực này trở nên nhạy cảm và dễ phát sinh sự cố nếu gió lớn nổi lên, ảnh hưởng tới những con tàu thuộc loại lớn nhất thế giới đi qua.

Tai nạn đã được cảnh báo từ lâu

Những siêu tàu thủy được miêu tả là "ván cược cho toàn cầu hóa" ra đời vào giữa thập kỷ 2000, khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển chóng mặt, cùng việc nước Mỹ chuyển ngành gia công, sản xuất ra bên ngoài, giúp thương mại toàn cầu bùng nổ.

Các công ty vận tải biển hy vọng kỷ nguyên này sẽ kéo dài, do đó họ mạnh tay chi tiền đóng những con tàu mới, kích thước khổng lồ, để đáp ứng nhu cầu vận tải gia tăng.

Suốt hơn một thập kỷ kể từ 2008, thế giới liên tục trải qua những biến động, từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, làn sóng chống tự do thương mại, và mới nhất là đại dịch Covid-19, khiến hàng triệu người mất việc làm.

Các công ty vận tải biển tiếp tục với canh bạc, và thậm chí đánh cược sâu hơn. Họ chi tiền đóng những con tàu mới, lớn hơn, với chiến lược vận chuyển thêm nhiều hàng hóa trên mỗi chuyến đi, giúp tiết kiệm chi phí nhiên liệu và tiền lương thủy thủ đoàn.

kenh dao suez tac nghen anh 2

Tàu Ever Given mắc cạn tại kênh đào Suez. Ảnh: AP.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển châu Âu (OECD) đã phải đặt câu hỏi về tính hợp lý của xu thế các con tàu vận tải liên tục được mở rộng.

Trong một báo cáo năm 2015, OECD cho rằng kích thước tàu biển đang "hoàn toàn mất kết nối" với hiện trạng phát triển của nền kinh tế. OECD chỉ ra tàu biển được đóng ngày một lớn trong "một nền kinh tế nhìn chung là suy thoái và khả quan nhất thì cũng rơi vào trạng thái trì trệ".

"Không có tăng trưởng kinh tế đủ để đáp ứng sự phát triển của tàu biển. Các hãng vận tải biển dư thừa công suất đến mức một số hãng sẽ phá sản", OECD kết luận.

OECD cũng cảnh báo những con tàu lớn hơn đồng nghĩa sẽ khó trục vớt hơn nếu bị mắc cạn. Khi sự cố xảy ra, sẽ cần nhiều thời gian và nguồn lực hơn để giải cứu, nếu so với những con tàu có kích thước nhỏ trong quá khứ.

Đây là thực tế những gì xảy ra trong sự cố kênh đào Suez. Trường hợp cần giải phóng một số trong 20.000 container trên tàu Ever Given, nhà chức trách sẽ cần triển khai những cần cẩu lớn hơn, đồng thời kéo dài thời gian giải cứu con tàu mắc cạn thêm nhiều tuần.

"Khi con tàu lớn hơn, mọi yếu tố (trong nỗ lực giải cứu) đều trở nên phức tạp hơn", ông Hopcraft nói.

'Làm sao giải cứu con tàu mắc kẹt ở kênh đào Suez? Hãy gọi Godzilla!' Kênh CNN đã nhờ một số phụ huynh hỏi con cái họ làm cách nào để đưa con tàu Ever Given đang mắc cạn di chuyển trở lại và khai thông kênh đào Suez.

Núi hàng hóa và 130.000 gia súc trên tàu mắc kẹt ở kênh đào Suez

Hơn 360 tàu chở hàng hóa và gia súc với tổng giá trị hàng tỷ USD vẫn mắc kẹt trên Địa Trung Hải và biển Đỏ, gần một tuần sau khi Ever Given mắc cạn và chắn ngang kênh đào Suez.

Một hải trình bình thường qua kênh đào Suez ngày không 'tắc đường'

Việc vận hành các con tàu chở hàng đi trên biển đòi hỏi tính toán chu đáo mọi biến số về điều kiện địa lý, thời tiết, đặc biệt tại những vùng nước hẹp như kênh đào Suez.

Di dân ngủ giữa đường vì bị chính quyền Mỹ trục xuất lúc nửa đêm

Hàng trăm người bị Mỹ trục xuất lúc nửa đêm trong bối cảnh số dân nhập cư trái phép từ Mexico xâm nhập qua biên giới tăng cao kỷ lục.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm