Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sức khỏe hay kinh tế - các ổ dịch thế giới rục rịch nới phong tỏa

Nhiều quốc gia trên thế giới đang tìm cách nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch để tái khởi động nền kinh tế. Tuy nhiên, đây có phải là thời điểm thích hợp hay không?

Tây Ban Nha, một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19, hôm 14/3 đã bắt đầu nới lỏng các giới hạn phong tỏa kéo dài hơn một tháng qua vốn gây không ít tổn hại cho nền kinh tế.

Trong những ngày qua, những quốc gia ít chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 như Đan Mạch, Na Uy, CH Czech đang lên kế hoạch nới lỏng lệnh phong toả và các biện pháp xã hội, theo CNN.

“Chúng ta có thể học hỏi nhiều thứ nếu các nước này dỡ lệnh phong toả hiệu quả và an toàn”, chuyên gia y tế Peter Drobac thuộc ĐH Oxford (Anh) nhận định.

Nhiều “điểm nóng” về dịch trên thế giới như Mỹ hay Tây Ban Nha cũng đang mong mỏi nền kinh tế và các hoạt động xã hội trở lại bình thường.

Tuy nhiên, đây có phải là hướng đi đúng đắn khi quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Hans Kluge từng cảnh báo, “Bây giờ chưa phải là lúc để chủ quan”.

Mỹ bất đồng quan điểm

Tổng thống Mỹ Donald Trump nóng lòng tái khởi động nền kinh tế sau khoảng thời gian đình trệ vì dịch Covid-19. Hôm 10/4, Tổng y sĩ Jerome Adams thông báo trên truyền hình rằng việc dỡ bỏ phong toả có thể được thực hiện “từng chút một” vào đầu tháng sau.

Covid-19 anh 1

New Jersey và New York là hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tại Mỹ. Ảnh: The New York Times.

Tổng thống Trump cũng thể hiện sự thiếu kiên nhẫn trong bài đăng trên Twitter hôm 12/4: “Các thống đốc, hãy vận hành bộ máy bang thật hoàn hảo. Hãy sẵn sàng với những điều to lớn đang diễn ra. Không biện minh!”.

Tuy nhiên, giới chức nước này kêu gọi cần cẩn trọng do dịch bệnh vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Nhiều người cho rằng vội vã nới lỏng các biện pháp chống dịch có thể khiến Covid-19 bùng phát mạnh mẽ hơn.

Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm 12/4, nhiều thống đốc và thị trưởng đồng tình rằng việc cân bằng nỗ lực chống dịch và giảm thiểu thiệt hại kinh tế là một bài toán khó. Tuy nhiên, sức khoẻ cộng đồng cần được ưu tiên trong thời điểm này.

“Chúng ta có thể vô tình thêm dầu vào lửa”, Thống đốc bang New Jersey, ông Philip D. Murphy, trả lời phỏng vấn của CNN. Theo ông Murphy, phục hồi kinh tế là việc quan trọng, song dập dịch mới là mục tiêu hàng đầu.

Trong khi đó, Thị trưởng Chicago Lori Lightfoot nhận định, việc nới lỏng các biện pháp phong toả đòi hỏi nhiều tiến triển hơn trên mặt trận y tế. Thống đốc Maryland cũng đồng tình, “Việc cần làm nhất lúc này là cứu người và giữ an toàn cho người dân”.

Quyết định tái mở cửa nền kinh tế và đưa cuộc sống về lại bình thường không thuộc quyền hạn của Tổng thống, mà do Thống đốc các bang ban hành.

Dịch bệnh giảm nhiệt tại Tây Ban Nha

Tây Ban Nha, quốc gia châu Âu chịu thiệt hại nặng nề nhất do Covid-19, ghi nhận số ca nhiễm mới thấp kỷ lục trong ngày 13/4. Số ca nhiễm trong 24h của nước này xuống mức thấp nhất kể từ đầu dịch nhưng vẫn lên tới 517, nâng tổng số ca tử vong lên 17.489. Số ca nhiễm lên tới 169.496, tăng so với 166.019 ca ghi nhận một ngày trước đó.

Covid-19 anh 2

Các nhân viên y tế ở Barcelona vui mừng tuyên dương thành công chống dịch. Ảnh: EPA.

Theo CNN, sau khi thông báo vượt qua đỉnh dịch, Tây Ban Nha sẽ dần nới lỏng các biện pháp phong toả và giãn cách xã hội.

Cụ thể, Văn phòng Thủ tướng Pedro Sanchez hướng dẫn một số ngành công nghiệp không thiết yếu, như xây dựng và sản xuất, hoạt động trở lại từ 13/4. Động thái này sẽ cho phép hàng nghìn lao động quay lại làm việc. Tuy nhiên, các địa điểm vui chơi giải trí vẫn tạm thời đóng cửa.

Giới chức cho biết 10 triệu chiếc khẩu trang sẽ được phát tại các nhà ga và bến xe công cộng. Đồng thời, các doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp thiết bị bảo hộ phù hợp và yêu cầu nhân viên giữ khoảng cách xã hội trên 2 m.

Tuy nhiên, Thủ tướng Sanchez khẳng định: “Chúng ta không nới lỏng các biện pháp chống dịch. Tình trạng khẩn cấp và lệnh phong toả vẫn có hiệu lực. Điều duy nhất kết thúc là nền kinh tế đình trệ trong hai tuần qua”.

Giới cầm quyền Đức tranh luận về tương lai

Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel, số liệu về dịch bệnh đang cho thấy nhiều tín hiệu khả quan. Cụ thể, số ca nhiễm và ca tử vong của nước này giảm mạnh, tình hình ít nghiêm trọng hơn các quốc gia láng giềng như Italy, Tây Ban Nha và Pháp.

Tuy nhiên, nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Đức đang chịu thiệt hại nghiêm trọng với mức sụt giảm 9.8% trong quý II. Theo The New York Times, Covid-19 gây ra mức giảm sâu nhất kể từ năm 1970.

Có thể thấy rõ, các biện pháp phong toả và hạn chế đi lại đang phát huy hiệu quả trên mặt trận y tế, đồng thời đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế Đức.

Giới chính trị gia đã khởi động các cuộc tranh luận về nới lỏng biện pháp phòng chống dịch. Cụ thể, Viện Hàn lâm Khoa học dự kiến đưa ra khuyến nghị cho Thủ tướng Angela Merkel và chính quyền 16 bang hôm 12/4.

Tiếp đó, bà Merkel và thành viên nội các sẽ thảo luận về các khuyến nghị trên. Chính phủ Đức cũng dự kiến tổ chức hội nghị trực tuyến với thống đốc các bang để đưa ra giải pháp chung hôm 15/4 tới đây.

Đa số dư luận trong nước tán thành cách tiếp cận của bà Merkel với điểm nhấn chiến lược “truyền thông minh bạch” và gói hỗ trợ kinh tế chưa từng có.

San Francisco như 'thành phố ma' giữa dịch Covid-19 Cảnh quay từ drone hôm 22/3 cho thấy thành phố San Francisco gần như không có người vì nhiều công dân được khuyến cáo ở nhà giữa lúc tình hình dịch diễn biến phức tạp ở Mỹ.

Mặt trận mới chống Covid-19 của Trung Quốc

Biên giới phía đông bắc của Trung Quốc với Nga trở thành điểm nóng của virus corona khi góp phần làm các ca bệnh mới tăng lên mức cao nhất sau gần 6 tuần.

Phải ở mãi trong nhà thật bức bối nhưng đâu phải ai cũng được ở nhà

Thủ đô Rome vốn là điểm đến mơ ước của dân du lịch nay hóa “thành phố ma”. Trên các con đường vốn tấp nập giờ chỉ còn lại những người vô gia cư không có nơi để về.

Việt Nam trao 150.000 khẩu trang hỗ trợ Nga chống dịch

Là đối tác chiến lược toàn diện, với tinh thần tương thân tương ái, Việt Nam mong muốn dành một phần nguồn lực gửi tặng chính phủ và nhân dân Nga trong cuộc chiến chống dịch.

Du khách Pháp bị nhổ nước bọt khi đến biên giới Đức

Những du khách Pháp đến Đức phải đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tàn phá châu Âu.

Uyên Uyên

Bạn có thể quan tâm